Giải Hóa học 10 trang 59 Chân trời sáng tạo
Với Giải Hóa học 10 trang 59 trong Bài 10: Liên kết cộng hóa trị Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 10 trang 59.
Mở đầu trang 59 Hóa học 10: Trong việc hình thành liên kết hóa học, không phải lúc nào các nguyên tử cũng cho, nhận electron hóa trị với nhau như trong liên kết ion. Thay vào đó, chúng có thể cùng nhau sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet. Trong trường hợp này, một loại liên kết hóa học mới được hình thành. Đó là loại liên kết gì?
Lời giải:
Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị.
Vậy liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu hỏi 1 trang 59 Hóa học 10: Quan sát các Hình 10.1 đến 10.3, cho biết quy tắc octet đã được áp dụng ra sao khi các nguyên tử tham gia hình thành liên kết.
Lời giải:
Các nguyên tử đã góp chung electron khi tham gia hình thành liên kết để mỗi nguyên tử đều đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm với 8 electron lớp ngoài cùng.
- Để tạo thành liên kết trong phân tử HCl: Nguyên tử H và Cl, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Khi đó H đạt được cấu hình electron của khí hiếm He với 2 electron lớp ngoài cùng. Cl đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ar với 8 electron lớp ngoài cùng.
- Để tạo thành liên kết trong phân tử O2: Mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Khi đó mỗi nguyên tử O đều đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron lớp ngoài cùng.
- Để tạo thành liên kết trong phân tử N2: Mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung. Khi đó mỗi nguyên tử N đều đạt được cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron lớp ngoài cùng.
Câu hỏi 2 trang 59 Hóa học 10: Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử HCl, O2 và N2.
Lời giải:
- Xét phân tử HCl:
+ Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1, chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử. Lên kết giữa H và Cl được tạo nên bởi 1 cặp electron dùng chung
+ Nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử O đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử O cùng góp 2 electron để tạo nên 2 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.
+ Nguyên tử nitrogen (N) có cấu hình electron là 1s22s22p3. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N đều cần thêm 3 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử N cùng góp 3 electron để tạo nên 3 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST