Giải Hóa học 10 trang 117 Chân trời sáng tạo
Với Giải Hóa học 10 trang 117 trong Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 10 trang 117.
Câu hỏi 6 trang 117 Hóa học 10: Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Dựa vào phương trình hóa học của các phản ứng, nêu cách nhận biết các ion halide trong dung dịch
Thí nghiệm nhận biết ion halide trong dung dịch
Hóa chất: các dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI và AgNO3, có cùng nồng độ 0,1M
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.
Tiến hành:
Bước 1: Lấy lần lượt khoảng 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr và NaI cho vào 4 ống nghiệm, được đánh số thứ tự từ 1 đến 4.
Bước 2: Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch AgNO3.
Lời giải:
- Hiện tượng thí nghiệm:
+ Ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì xảy ra.
+ Ống nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa trắng
+ Ống nghiệm 3: Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
+ Ống nghiệm 4: Xuất hiện kết tủa vàng đậm
- Phương trình hóa học của các phản ứng:
+ Ống nghiệm 1: Dung dịch NaF không phản ứng với dung dịch AgNO3
+ Ống nghiệm 2: NaCl + AgNO3 → AgCl↓trắng + NaNO3
+ Ống nghiệm 3: NaBr + AgNO3 → AgBr↓vàng nhạt + NaNO3
+ Ống nghiệm 4: NaI + AgNO3 → AgI↓vàng đậm + NaNO3
- Cách nhận biết các ion halide trong dung dịch:
Dùng silver nitrate (Ag) để nhận biết các ion halide trong dung dịch
+ Khi ion là F- không thấy có sự biến đổi, do không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Khi ion là Cl- xuất hiện kết tủa màu trắng silver chloride (AgCl)
Ag+ + Cl- → AgCl↓
+ Khi ion là Br- xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt silver bromide (AgBr)
Ag+ + Br- → AgBr↓
+ Khi ion là I- xuất hiện kết tủa màu vàng đậm silver iodide (AgI)
Ag+ + I- → AgI↓
Luyện tập trang 117 Hóa học 10: Nêu cách nhận biết 2 dung dịch CaCl2 và NaNO3, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
Lời giải:
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm
Tiến hành
Bước 1: Lấy lần lượt khoảng 2 mL 2 dung dịch cần nhận biết ra 2 ống nghiệm có đánh số.
Bước 2: Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch AgNO3
Hiện tượng:
- Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng thì chất đem nhận biết là CaCl2.
CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl↓
- Ống nghiệm không có hiện tượng gì thì chất ban đầu đem nhận biết là NaNO3.
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Hóa 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Hóa 10 Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Hóa 10 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Hóa 10 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Hóa 10 Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST