Lý thuyết Hóa học 10 Cánh diều Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Với tóm tắt lý thuyết Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 10.
I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Nội dung định luật: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Từ định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có hai kết luận quan trọng sau:
1. Các tính chất của đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.
2. Định luận tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay.
II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể đưa ra được dự đoán về xu hướng tính chất của đơn chất cũng như hợp chất của một nguyên tố chưa biết hoặc không quen thuộc.
Ví dụ 1: Dựa vào vị trí của 3 nguyên tố Cl, Br và I trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán tính phi kim của Cl là mạnh nhất và của I là yếu nhất. Từ tính chất phi kim mạnh đẩy phi kim yếu ra khỏi muối của nó, dự đoán phản ứng (1) xảy ra trong khi phản ứng (2) không xảy ra.
Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 (1)
I2 + NaBr Không xảy ra (2)
Ví dụ 2: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố chlorine (Cl):1s22s22p63s23p5.
Từ đó xác định được:
Nguyên tố Cl nằm ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.
Hóa trị cao nhất của nguyên tố Cl là VII.
Công thức hydroxide của Cl là HClO4 (có tính axit mạnh).
Ví dụ 3: Nguyên tố M có Z = 119 (hiện nay, chưa được tìm thấy) có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 7s27p68s1. Vậy nguyên tố này là nguyên tố họ s, đứng đầu chu kì 8, nhóm IA. Khi đã biết được vị trí chính xác như trên, sẽ dự đoán nguyên tố này là kim loại (rất) mạnh, hydroxide của nó có công thức MOH và tan tốt trong nước.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Cánh diều hay khác:
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 9: Quy tắc octet
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 10: Liên kết ion
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều