Giải Hóa học 10 trang 114 Cánh diều
Với Giải Hóa học 10 trang 114 trong Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 114.
Bài 1 trang 114 Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi của hydrogen bromide cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen chloride.
Lời giải:
Nhiệt độ sôi của hydrogen bromide (HBr) cao hơn nhiệt độ sôi của hydrogen chloride (HCl) được giải thích bằng hai nguyên nhân:
- Thứ nhất, khối lượng phân tử của HBr cao hơn khối lượng phân tử HCl nên năng lượng cần thiết cho quá trình sôi của HBr cao hơn.
- Thứ hai, kích thước và số lượng electron trong phân tử HBr lớn hơn làm tăng cường thêm khả năng xuất hiện các lưỡng cực tạm thời trong phân tử. Khi đó làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử HBr.
Bài 2 trang 114 Hóa học 10: Quan sát hình bên, nếu bơm từ từ cho đến hết lượng nước trong xi-lanh vào bong bóng chứa khí hydrogen chloride thì hiện tượng gì sẽ xảy ra. Giải thích.
Lời giải:
Hydrogen chloride ở thể khí chiếm toàn bộ thể tích quả bóng. Khi bơm nước vào xi-xanh, hydrogen chloride tan trong nước tạo dung dịch hydrochloric acid khiến thể tích giảm
⇒ Quả bóng bị xẹp đi
Bài 3 trang 114 Hóa học 10:
a) Phản ứng dưới đây có thể được thực hiện để điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm
4HCl + MnO2 Cl2 + MnCl2 + 2H2O
Cho biết khí chlorine thu được có thể lẫn với chất nào. Chỉ ra chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng trên.
b) Hãy dự đoán, hydroiodic acid có phản ứng được với manganese(IV) oxide không. Giải thích.
Lời giải:
a) Khí chlorine có thể bị lẫn khí HCl và hơi nước. Dẫn khí tạo thành qua bình đựng dung dịch NaCl để giữ lại HCl. Dẫn khí qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc để giữ hơi nước. Khí chlorine thu được cuối cùng là tinh khiết.
Chất khử: HCl (số oxi hóa của Cl tăng từ -1 lên 0)
Chất oxi hóa: MnO2 (số oxi hóa của Mn giảm từ +4 xuống +2)
b) Hydroiodic acid (HI) có phản ứng được với mangan(IV) oxide (MnO2). Vì tính khử của I- lớn hơn Cl-
Chất khử: HI (số oxi hóa của I tăng từ -1 lên 0)
Chất oxi hóa: MnO2 (số oxi hóa của Mn giảm từ +4 xuống +2)
Bài 4 trang 114 Hóa học 10: Dung dịch hydrobromic acid không màu, để lâu trong không khí thì chuyển sang màu vàng nâu do phản ứng với oxygen trong không khí.
a) Từ hiện tượng được mô tả trên, hãy dự đoán sản phẩm của quá trình dung dịch hydrobromic acid bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí.
b) Thực tế, hydrobromic acid được bảo quản trong các lọ kín tối màu. Giải thích.
Lời giải:
a) Dự đoán sản phẩm gồm: Br2 (màu vàng nâu) và H2O
Phương trình hóa học của phản ứng: 4HBr + O2 → 2Br2 + 2H2O
b) Thực tế, hydrobromic acid dễ bị phân hủy khi có ánh sáng nên thường được bảo quản trong các lọ kín tối màu.
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid Cánh diều hay khác:
- Giải Hóa học 10 trang 109
- Giải Hóa học 10 trang 111
- Giải Hóa học 10 trang 112
- Giải Hóa học 10 trang 113
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều