Giáo dục thể chất 10 Kết nối tri thức Bài 2: Kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay - Bóng đá 10

Với giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay phần Bóng đá sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi GDTC 10 Bài 2.

Câu 1 trang 69 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động.

Trả lời:

Các em tự vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động.

- Luyện tập bài tập bổ trợ:

+ Di chuyển ra trước phối hợp tung bóng bằng hai tay.

Vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động

Hình 1. Di chuyển ra trước phối hợp tung và bắt bóng bằng hai tay

+ Tại chỗ tung và bật nhảy bắt bóng trên cao bằng hai tay. Hai tay tung bóng lên cao 1,5 – 2m, khuỵu gối, hai chân bật nhảy lên cao và đưa hai tay bắt bóng lên cao. Tiếp đất bằng nửa trước hai bàn chân và khuỵu gối để hoãn xung.

Vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động

Hình 2. Tại chỗ tung và bật nhảy bắt bóng trên cao bằng hai tay

+ Luyện tập không bóng: Đứng tại chỗ mô phỏng tư thế phát bóng thấp tay, cao tay. Thực hiện 3 – 5 bước đà mô phỏng tư thế phát bóng thấp tay, cao tay.

+ Luyện tập có bóng: Tại chỗ phát bóng thấp tay, cao tay vào tường với cự li 6 – 8m. Phối hợp 3 – 5 bước đà phát bóng thấp tay, cao tay.

Vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động

Hình 3. Tại chỗ phát bóng thấp tay, cao tay vào tường

- Luân phiên phát bóng thấp tay kết hợp với bắt bóng lăn sệt với cự li 3 – 5m theo cặp đôi.

- Luân phiên thực hiện phát bóng cao tay cho bạn với cự li 8 – 10m theo cặp đôi.

Vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động

Hình 4. Luyện tập kết hợp phát và bắt bóng lăn

- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập: Nhóm 3, 4 bạn đứng theo hình tam giác, hình vuông phối hợp phát bóng thấp tay, cao tay. Phối hợp nhóm đá bóng, bắt bóng, phát bóng, dừng bóng.

Vận dụng các bài tập phát bóng, bắt bóng để rèn luyện phản xạ và khả năng phối hợp vận động

Hình 5. Sơ đồ nhóm 3, 4 bạn phối hợp phát bóng thấp tay, cao tay

Câu 2 trang 69 Giáo dục thể chất 10: Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay trong những trường hợp nào?

Trả lời:

- Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay trong những trường hợp muốn chuyền bóng cho đồng đội ở gần.

Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay trong những trường hợp nào

Hình 1. Kĩ thuật phát bóng thấp tay

Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng cao tay trong những trường hợp muốn chuyền bóng ra giữa sân.

Thủ môn sử dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay, cao tay trong những trường hợp nào

Hình 2. Kĩ thuật phát bóng cao tay

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác