Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm GDQP 11 Bài 7 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 7.

Lời giải sgk GDQP 11 Bài 7:




Lưu trữ: Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 7 (sách cũ)

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích cầm máu tạm thời?

A. Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.

B. Góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn.

C. Nạn nhân tránh gặp phải các tai biến nguy hiểm.

D. Nhanh chóng cầm máu giúp nạn nhân hết đau đớn.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc khi cầm máu tạm thời?

A. Khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.

B. Xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.

C. Tiến hành cầm máu đúng quy trình kĩ thuật.

D. Xử lí từng bước, chậm rãi, cẩn thận để đảm bảo an toàn.

Câu 3. Hiện tượng chảy máu mao mạch có đặc điểm nào dưới đây?

A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.

B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.

C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.

D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.

Câu 4. Hiện tượng chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.

B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.

C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.

D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.

Câu 5. Hiện tượng chảy máu động mạch có đặc điểm nào dưới đây?

A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.

B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.

C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.

D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.

Câu 6. Tình trạng chảy máu động mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Máu màu đỏ tươi.

B. Máu chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương.

C. Lượng máu ít hoặc rất ít, có thể tự cầm sau ít phút.

D. Lượng máu nhiều/ rất nhiều tùy theo động mạch bị tổn thương.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp xử trí cầm máu vết thương tạm thời?

A. Ấn động mạch.

B. Gấp chi tối đa.

C. Garô

D. Buộc mạch máu.

Câu 8. Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay cần thực hiện kĩ thuật ấn động mạch ở vị trí nào?

A. Cổ tay.

B. Mặt trong cánh tay.

C. Nách.

D. Dưới đòn ở hõm xương đòn.

Câu 9. Khi chảy máu nhiều ở bàn tay cần thực hiện kĩ thuật ấn động mạch ở vị trí nào?

A. Cổ tay.

B. Mặt trong cánh tay.

C. Nách.

D. Dưới đòn ở hõm xương đòn.

Câu 10. Khi chảy máu nhiều ở hố nách cần thực hiện kĩ thuật ấn động mạch ở vị trí nào?

A. Cổ tay.

B. Mặt trong cánh tay.

C. Nách.

D. Dưới đòn ở hõm xương đòn.

Câu 11. Kĩ thuật gấp chi tối đa không thực hiện được trong trường hợp nào dưới đây? 

A. Nạn nhân bị gãy xương kèm theo chảy máu.

B. Chảy máu nhiều ở cẳng tay và cánh tay.

C. Chảy máu do tổn thương động mạch cánh tay.

D. Nạn nhân bị chảy máu bàn tay và cẳng tay.

Câu 12. Khi bị chảy máu nhiều ở bàn tay và cẳng tay cần nhanh chóng thực hiện kĩ thuật nào dưới đây?

A. Gấp cánh tay vào thân người.

B. Ấn động mạch ở hõm xương đòn.

C. Gấp cẳng tay vào cánh tay.

D. Ấn động mạch cảnh.

Câu 13. Khi bị chảy máu nhiều do tổn thương động mạch cánh tay cần nhanh chóng thực hiện kĩ thuật nào dưới đây?

A. Gấp cánh tay vào thân người.

B. Ấn động mạch ở hõm xương đòn.

C. Gấp cẳng tay vào cánh tay.

D. Ấn động mạch cảnh.

Câu 14. Kĩ thuật băng chèn thường được sử dụng cho vết thương bị tổn thương ở

A. động mạch.

B. tĩnh mạch.

C. mao mạch.

D. phần mềm.

Câu 15. Không thực hiện kĩ thuật Ga-rô không được áp dụng trong trường hợp nào dưới đây?

A. Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phụt thành tia.

B. Bị rắn độc cắn hoặc vết thương bị cắt cụt tự nhiên.

C. Gãy xương, đã cầm máu nhưng không hiệu quả.

D. Nạn nhân bị chấn thương phần mềm trên diện rộng.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc khi thực hiện kĩ thuật Ga-rô?

A. Đặt Ga-rô ngay sát phía trên vết thương và để lộ ra ngoài để dễ nhận ra.

B. Nhanh chóng chuyển nạn nhân về các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

C. Có phiếu ghi rõ các thông tin của nạn nhân và người thực hiện Ga-rô.

D. Trong quá trình di chuyển nạn nhân, cứ 3 giờ phải thay Ga-ro một lần.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích khi thực hiện kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy?

A. Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương.

B. Giữ cho đầu xương gãy tương đối yên tĩnh.

C. Phòng ngừa các tai biến.

D. Nối liền đoạn xương đã bị gãy.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy?

A. Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

B. Phải đặt nẹp cứng sát vào chi, phải đệm, lót bằng bông mỡ, gạc.

C. Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy tránh tai biến nguy hiểm cho nạn nhân.

D. Băng cố định nẹp vào chi phải tương đối chắc, không nẹp xộc xệch.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là tổn thương do gãy xương?

A. Xương bị gãy rạn, gãy rời thành 2 hay nhiều mảnh.

B. Mất tri giác, cảm giác và vận động, hệ bài tiết ngừng hoạt động.

C. Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạc máu và dây thần kinh.

D. Rất dễ gây choáng do đau đớn, mất máu và nhiễm trùng do ô nhiễm.

Câu 20. Loại nẹp được dùng để nẹp cẳng tay gồm

A. 2 nẹp: một nẹp dài 30 cm, một nẹp dài 35 cm.

B. 2 nẹp: một nẹp dài 20 cm, một nẹp dài 35 cm.

C. 2 nẹp: mỗi nẹp dài 30 cm.

D. 3 nẹp có độ dài lần lượt là: 80 cm, 100 cm, 120 cm.

Câu 21. Loại nẹp được dùng để nẹp cánh tay gồm

A. 2 nẹp: một nẹp dài 30 cm, một nẹp dài 35 cm.

B. 2 nẹp: một nẹp dài 20 cm, một nẹp dài 35 cm.

C. 2 nẹp: mỗi nẹp dài 30 cm.

D. 3 nẹp có độ dài lần lượt là: 80 cm, 100 cm, 120 cm.

Câu 22. Ba thanh nẹp có độ dài lần lượt là: 80 cm, 100 cm, 120 cm thường được dùng để cố định xương gãy ở vị trí nào?

A. Cẳng tay.

B. Cánh tay.

C. Cẳng chân.

D. Đùi.

Câu 23. Hai thanh nẹp: một nẹp dài 30 cm, một nẹp dài 35 cm thường được dùng để cố định xương gãy ở vị trí nào?

A. Cẳng tay.

B. Cánh tay.

C. Cẳng chân.

D. Đùi.

Câu 24. Hai thanh nẹp: một nẹp dài 20 cm, một nẹp dài 35 cm thường được dùng để cố định xương gãy ở vị trí nào?

A. Cẳng tay.

B. Cánh tay.

C. Cẳng chân.

D. Đùi.

Câu 25. Hai nẹp: mỗi nẹp dài 30 cm thường được dùng để cố định xương gãy ở vị trí nào?

A. Cẳng tay.

B. Cánh tay.

C. Cẳng chân.

D. Đùi.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ngạt thở?

A. Do ngạt nước (đuối nước).

B. Bị vùi lấp do sập hầm, đổ nhà…

C. Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

D. Hít phải chất độc.

Câu 27. Hô hấp, thổi ngạt cho nạn nhân bị ngạt thở với nhịp độ bao nhiêu?

A. 10 - 15 lần/phút.

B. 15 - 20 lần/phút.

C. 20 - 25 lần/phút.

D. 25 - 30 lần/phút.

Câu 28. Khi có 2 người cùng sơ cứu cho nạn nhân, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất được thực hiện như thế nào?

A. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần.

B. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 5 lần.

C. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần.

D. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần.

Câu 29. Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngừng hô hấp nhân tạo cho nạn nhân khi đã tiến hành đúng kỹ thuật mà không có hiệu quả?

A. 10 - 20 phút.

B. 20 - 30 phút.

C. 30 - 40 phút.

D. 40 - 60 phút.

Câu 30. Dấu hiệu nào dưới đây cho thấy việc hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngạt thở đã có tiến triển tốt?

A. Xuất hiện các mảng tím tái trên da ở những chỗ thấp.

B. Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 250C.

C. Nạn nhân bị nấc, bắt đầu thở, nhịp thở ngập ngừng.

D. Cơ thể nạn nhân bắt đầu có hiện tượng cứng đờ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 11 có đáp án, chọn lọc hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học