Giải GDQP 11 trang 26 Cánh diều

Với lời giải GDQP 11 trang 26 trong Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 11 trang 26.

Luyện tập 1 trang 26 GDQP 11: Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống để chứng tỏ môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống đồng thời môi trường cũng chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra.

Lời giải:

(*) Ví dụ: Em đang sống tại Thành phố Hà Nội

- Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống:

+ Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là khoảng 92097 ha, với 2 nhóm đất chính là: đất phù sa (ở vùng đồng bằng) và đất Feralit (ở khu vực đồi núi thấp). Tài nguyên đất đa dạng, phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực; cây rau màu; cây ăn quả; cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hằng năm,…

+ Nhiều dòng sông lớn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội, ví dụ như: sông Hồng, sông Đáy; sông Tích,… Trên địa bàn thành phố cũng có nhiều hồ, như: Hồ Tây, Hồ Gươm,… Hệ thống các sông, hồ này đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế của cư dân; đồng thời cũng có giá trị lớn trong việc điều hòa không khí.

- Môi trường chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra:

+ Theo kết quả thống kê, việc thu gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố.

+ Tổng lượng nước thải hằng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000 m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp. Trên thực tế, đã có những con sông ở Hà Nội đã trở thành dòng sông chết do bị ô nhiễm quá nghiêm trọng, như sông Tô Lịch,…

+ Cho đến nay, Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí cao nhất thế giới.

+ Hà Nội hiện nay có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do đất chịu tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp và đô thị hoá, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải; các chất độc hóa học tồn lưu; nước thải ngấm vào đất…

Khám phá 3 trang 26 GDQP 11: An ninh môi trường là gì? Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do và an ninh lương thực liên quan như thế nào với an ninh môi trường?

Lời giải:

Khái niệm: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.

Một số vấn đề liên quan đến an ninh môi trường

- Biến đổi khí hậu

+ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu.

+ Những tác động, rủi ro và thiệt hại do biến đổi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa thay đổi, băng tan, nước biển dâng, ngập lụt,.. ảnh hưởng đến an ninh môi trường.

+ Có thể dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái để xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thiên tai: phá huỷ các công trình bảo vệ môi trường, gây ra các sự cố, thảm hoạ về môi trường, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường.

- Dịch bệnh:

+ Dịch bệnh ở người và động vật, thực vật xuất hiện và lan truyền do nguyên nhân cơ bản từ môi trường sống.

+ Nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ gây ô nhiễm, suy thoái và mất an ninh môi trường.

- Di cư tự do:

+ Di cư tự do là hiện tượng người dân rời bỏ nơi cư trú truyền thống của mình đến nơi khác do môi trường bị huỷ hoại, điều kiện sống không bảo đảm và gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.

+ Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái; hệ sinh thái bị phá huỷ; tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt,... là các tác nhân tiêu cực dẫn đến di cư tự do.

- An ninh lương thực:

+An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận lương thực một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

+ Sự biến đổi theo chiều hướng xấu của đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, hệ sinh thái, khí hậu,... là những tác nhân tiêu cực đối với an ninh lương thực.

Lời giải GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác