Lý thuyết GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 9.

1. Vi phạm pháp luật

- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Phân loại: Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:

+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

+ Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.

Lý thuyết GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Chở quá số người quy định khi tham gia giao thông (vi phạm hành chính)

2. Trách nhiệm pháp lí

- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình do Nhà nước quy định.

- Phân loại: Tương ứng với các vi phạm pháp luật thì có 4 loại trách nhiệm pháp lí sau:

+ Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm pháp lí của người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự như cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, ...

+ Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm pháp lí của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy tắc quản lí Nhà nước phải chịu các hình thức xử lí vi phạm hành chính do cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, ...

+ Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm pháp lí của cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp tổn thất vật chất, tinh thần đã gây ra cho chủ thể khác. như buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, ...

+ Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm pháp lí của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức áp dụng như cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, buộc thôi học, ....

Lý thuyết GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Trách nhiệm hình sự (minh họa)

- Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:

+ Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Giúp giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

+ Giúp củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật.

3. Trách nhiệm của công dân

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác