Giải GDCD 7 trang 13 Kết nối tri thức

Với lời giải GDCD 7 trang 13 trong Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 7 trang 13.

Luyện tập 2 trang 13 GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H rất ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.

b) Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì, … Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp: "Nhà V ở cạnh nhà mình, V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn."

d) Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay bảo “Thôi...".

Trả lời:

- Hành vi của H (trong trường hợp a) không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, H nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm đối với ông bà mình.

- Hành vi của M (trong trường hợp b) đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì M đã biết quan tâm và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm.

- Hành vi của K (trong trường hợp c) đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì K đã biết suy nghĩ đến cảm xúc của bạn, nên K đã rất khéo léo trong ứng xử.

- Hành vi của A ((trong trường hợp d) thể hiện sự không quan tâm, không muốn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đây là một hành vi không tốt.

Luyện tập 3 trang 13 GDCD 7: Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây:

a, Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: “Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học.”

b, Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn khi bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.

c, Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

Trả lời:

- Trong tình huống a), em vẫn sẽ đến hỏi han, giúp đỡ em bé tìm được người nhà bằng cách nhờ người lớn giúp đỡ hoặc đưa bé đến đồn công an gần đấy. Sau đó, em sẽ giải thích cho bạn cùng lớp hiểu rằng quan tâm, giúp đỡ người khác là việc nên làm.

- Trong tình huống b), em sẽ động viên, an ủi H và hứa sẽ không nói chuyện này với bất kì ai khác.

- Trong tình huống c), em sẽ giúp đỡ các bạn bằng sách vở, quần áo mà em có và kêu gọi các bạn trong lớp hoặc mọi người trong gia đình cùng giúp đỡ các bạn ấy.

Luyện tập 4 trang 13 GDCD 7: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy chia sẻ theo gợi ý dưới đây:

                        Biểu hiện  

Đối tượng

Lời nói


Việc làm

Người trong gia đình



Bạn bè



Thầy, cô giáo



Người khác



Trả lời:

Lưu ý: Học sinh liên hệ với thực tế các lời nói và hành động của bản thân. Các em có thể tham khảo nội dung sau:

                        Biểu hiện  

Đối tượng

Lời nói


Việc làm

Người trong gia đình

- Con yêu bố/ mẹ.

- Bố/ mẹ đi làm có mệt không ạ?

- Bố/ mẹ có cần con giúp việc gì không ạ?

- Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.

- Chăm sóc bố mẹ khi bô mẹ bị ốm.

- Hướng dẫn em học tập.

Bạn bè

- Chúc bạn sinh nhật vui vẻ!

- Nếu có chuyện buồn, hãy tâm sự với mình nhé!

- Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.

- Đến thăm bạn ốm.

- Làm thiệp tặng sinh nhật bạn.

Thầy, cô giáo

- Em chúc thầy/ cô ngày 20/11 vui vẻ!

- Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng thầy cô!

- Dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Chăm chỉ học tập.

Người khác

- Bà ơi, để cháu giúp bà qua đường nhé ạ!

- Bé ngoan, đừng khóc nữa, để chị băng bó vết thương cho em nhé!

- Giúp đỡ cụ già qua đường.

- Ủng hộ sách vở cho các bạn vùng lũ.

Vận dụng 1 trang 13 GDCD 7: Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân, có thể tham khảo bài dưới đây:

- Câu chuyện “Hiếu cõng minh đi học”:

+ Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (cùng ngụ thôn 1, xã Đồng Thắng, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn được người dân địa phương, thầy cô và bạn bè thán phục, ví như câu truyện cổ tích giữa đời thường.

+ Suốt 10 năm qua, không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh.

+ Giờ đây, đôi bạn thân này lại sắp cùng nhau bước vào giảng đường đại học. 

- Bài học rút ra từ câu truyện: luôn yêu thương, sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Vận dụng 2 trang 13 GDCD 7: Em hãy tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ bạn đó.

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân, có thể tham khảo bài dưới đây:

- Người cần giúp đỡ: bạn A (cùng lớp với em). Gia đình bạn A có hoàn cảnh rất khó khăn: bố A mất sớm, mẹ A tần tảo nuôi 4 chị em A ăn học. A học kém do không có nhiều thời gian dành cho học tập, bạn thường xuyên giúp đỡ mẹ làm việc nhà, chăm sóc các em và làm phụ việc tại một cơ sở chế biến thược phẩm tại địa phương.

- Kế hoạch giúp đỡ:

+ Giúp đỡ A trong học tập (hướng dẫn A những phần kiến thức/ bài tập mà A chưa hiểu, chưa biết cách làm).

+ Kêu gọi các bạn trong lớp ủng hộ, giúp đỡ A, như: tặng sách vở, đồng phục…

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác