Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

– Nhận biết được khái niệm bất phương trình bậc nhất một ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn.

– Giải được bất phương trình bậc nhất một ẩn.

2. Về năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học và Năng lực giao tiếp, hợp tác: Mỗi HS thực hiện các hoạt động Khám phá 2 và Thực hành 1, 2, 3, 4; sau đó tham gia hoạt động nhóm trong hoạt động Khám phá 1, 3 tìm ra kiến thức mới định nghĩa bất phương trình, sử dụng được tính chất bất phương trình trong giải bất phương trình.

Năng lực toán học: Năng lực giải quyết vấn đề toán học và Năng lực tư duy, lập luận toán học: HS dùng tính chất bất phương trình để thực hiện giải bất phương trình trong hoạt động Thực hành 3, 4. Giải bất phương trình trong hoạt động Vận dụng.

3. Về phẩm chất:

Trách nhiệm và chăm chỉ: HS có trách nhiệm trong hoạt động nhận biết bất phương trình, vận dụng các tính chất bất phương trình để giải bất phương trình. Khi hoạt động nhóm không đổ lỗi cho bạn, tự nhận sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, KHBD.

2. Đối với học sinh:SGK, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp HS tiếp cận hệ thức là bất phương trình bậc nhất một ẩn, gợi sự tò mò từ hệ thức, dẫn đến bài học về bất phương trình bậc nhất một ẩn.

b) Nội dung: Thực hiện viết hệ thức để tìm số lượng cây xanh cần trồng thêm của lớp 9A. Từ đó tiếp cận bất phương trình bậc nhất một ẩn.

c) Sản phẩm: HS có thể biểu diễn số lượng cây xanh cần trồng thêm của lớp 9A là
x + 540 1000.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV yêu cầu HS đọc đề và quan sát hoạt động Khởi động và viết hệ thức thức biểu diễn số lượng cây xanh cần trồng thêm của lớp 9A.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS thực hiện trả lời câu hỏi hoạt động Khởi động bằng cách thể hiện số cây trồng thêm cộng với 540 phải lớn hơn hoặc bằng 1000.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV cho 1 nhóm HS xung phong ghi kết quả trên bảng, nhóm HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại: x + 540 1000.

B. KHÁM PHÁ - THỰC HÀNH - VẬN DỤNG

1. Khái niệm bất phương trình

Hoạt động 1.1: Khám phá

a) Mục tiêu: HS phát biểu được định nghĩa bất phương trình.

b) Nội dung: Nhóm HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi trong hoạt động Khám phá 1. Sau đó rút ra định nghĩa bất phương trình.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Khám phá 1: x + 4000 6500.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu các nhóm HS đề bài và trả lời câu hỏi trong hoạt động Khám phá 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các nhóm HS quan sát thực hiện hoạt động Khám phá 1.

– GV tổng quát lên các hệ thức tương tự của hoạt động Khám phá 1, từ đó yêu cầu HS phát biểu định nghĩa bất phương trình.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– Đại diện nhóm HS lên bảng ghi đáp án trong hoạt động Khám phá 1.

– HS phát biểu định nghĩa bất phương trình.

* Kết luận, nhận định:

– GV đánh giá kết quả làm việc của HS qua hoạt động Khám phá 1.

– GV trình bày Ví dụ 1, 2.

Hoạt động 1.2: Thực hành

a) Mục tiêu:

– Sử dụng định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn, nhận biết các bất phương trình bậc nhất một ẩn trong hoạt động Thực hành 1.

– Tìm nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn trong hoạt động Thực hành 2.

b) Nội dung: HS thực hiện hoạt động Thực hành 1, 2, chỉ ra các bất phương trình bậc nhất một ẩn; tìm một số là nghiệm và không là nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Thực hành 1: Các bất phương trình bậc nhất một ẩn là: 3x < 0; –x + 1 0.

Hoạt động Thực hành 2: x = 2 là một nghiệm của bất phương trình.

x = –4 không là nghiệm của bất phương trình.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt động Thực hành 1, 2.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Mỗi HS thực hiện nhận biết các bất phương trình
bậc nhất một ẩn trong hoạt động Thực hành 1 và chỉ ra một số là nghiệm, không là nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn trong hoạt động Thực hành 2.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Chọn 3 HS bất kì lần lượt lên bảng trình bày hoạt động Thực hành 1, 2. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS qua hoạt động Thực hành 1, 2 so với đáp án đúng. Gợi ý mở rộng cho HS tư duy khác hơn trong hoạt động Thực hành 2 (chỉ ra các nghiệm khác nhau).

2. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn

Hoạt động 2.1: Khám phá

a) Mục tiêu: HS chỉ ra được dựa vào tính chất bất đẳng thức ta vận dụng vào giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, cùng thảo luận hoàn thành hoạt động Khám phá 3.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Khám phá 3: a) x > –1;    b) x > 12;    c) x -23.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS hoạt động nhóm, thực hiện hoạt động Khám phá 3.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS quan sát đề bài và thực hiện hoạt động Khám phá 3. GV hướng dẫn HS sử dụng
tính chất của bất đẳng thức.

– HS rút ra tính chất của bất phương trình.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– HS lên bảng dán kết quả hoạt động Khám phá 3, các nhóm khác nhận xét chéo nhau.

– HS rút ra các tính chất của bất phương trình: tính chất cộng, tính chất nhân.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đối chiếu kết quả hoạt động Khám phá 2 của HS với sản phẩm.

– GV kết luận các tính chất của bất phương trình.

– GV lần lượt trình bày Ví dụ 3, 4, 5.

Hoạt động 2.2: Thực hành

a) Mục tiêu: Áp dụng tính chất bất phương trình giải được các bất phương trình bậc nhất một ẩn.

b) Nội dung: HS đọc và thực hiện hoạt động Thực hành 3, 4.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Thực hành 3: a) x < 35; b) x 12.

Hoạt động Thực hành 4: x > –4.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt động
Thực hành 3, 4.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Mỗi HS giải một bất phương trình bậc nhất một ẩn của hoạt động Thực hành 3, 4.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: 3 HS xung phong lần lượt lên bảng trình bày hoạt động Thực hành 3, 4. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS trong hoạt động Thực hành 3, 4 với đáp án đúng.

– GV tóm tắt: nhắc lại các tính chất và nêu lại các bước giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Hoạt động 2.3: Vận dụng

a) Mục tiêu: Áp dụng định nghĩa thực hiện biểu thị bất phương trình, rồi tìm nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn.

b) Nội dung: HS thực hiện hoạt động Vận dụng.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Vận dụng: Số cây xanh lớp cần trồng thêm ít nhất là 460 cây.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt động Vận dụng.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Mỗi HS thực hiện hoạt động Vận dụng.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Chọn 1 HS xung phong lên bảng trình bày hoạt động Vận dụng. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS trong hoạt động Vận dụng so với đáp án đúng.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học