Giáo án Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp học sinh:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.

2. Kỹ năng:

- HS biết vẽ hai tam giác biết ba cạnh của nó.

- HS chứng minh được hai tam giác bằng nhau c – c – c.

- HS chứng minh đúng hai góc bằng nhau.

3. Thái độ:

Rèn kĩ năng lập luận cho HS.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau

Phương pháp: Thuyết trình, trực quan.

- GV: Nêu câu hỏi.

+ Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.

+ Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau không ta kiểm tra những điều kiện gì?

- GV dẫn dắt vào bài: Không cần xét các góc vẫn biết hai tam giác có bằng nhau không? Đó là nội dung cần tìm hiểu ở bài hôm nay.

- HS lắng nghe và trả lời:

+ Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bàng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

+ Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra các cạnh tương ứng có bằng nhau hay không, các góc tương ứng có bằng nhau hay không.

B. Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)

Mục tiêu: Nhớ lại cách vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh. Đưa ra cách chứng minh hai tam giác bằng nhau trong trường hợp c – c – c

Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp

- GV: Trước khi vào vấn đề, ta ôn lại cách vẽ tam giác khi biết ba cạnh.

- GV xét bài toán 1:

Vẽ ∆ABC biết AB = 2cm; BC = 4cm; AC = 3cm.

- GV cho HS nêu lại cách vẽ.

+ Vẽ một trong các cạnh đã cho, chẳng hạn vẽ BC = 4cm.

+ Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung tròn (B; 2cm) và (C; 3cm)

+ Hai cung tròn trên cắt nhau tại A.

+ Vẽ đoạn thẳng AB; AC được tam giác ABC.

- GV nêu bài toán 2 như SGK. Yêu cầu HS trình bày cách vẽ và vẽ vào vở . 1HS lên bảng vẽ.

- GV em hãy đo và so sánh các góc tương ứng của hai tam giác ABC và A’B’C’ rồi nhận xét về hai tam giác trên.

- GV (hỏi) qua hai bài toán trên em có thể đưa ra dự đoán nào?

+ Ta thừa nhận tính chất sau: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

+ Đưa nội dung kết luận lên bảng phụ.

Nếu ∆ABC và ∆A’B’C’ có:

AB = A’B’

AC = A’C’

BC = B’C’

Thì kết luận gì về hai tam giác này?

+ GV giới thiệu: bằng nhau trường hợp cạnh – cạnh – cạnh (c-c-c)

+ Củng cố bài ?2

Tìm số đo của góc B trên hình 67.

* Yêu cầu:

+ Hai tam giác trên có những yếu tố nào bằng nhau?

+ Muốn tìm Giáo án Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) mới nhất  ta phải có điều kiện gì?

+ Hai tam giác ACD và BCD có bằng nhau không? Vì sao?

+ Cho HS lên bảng trình bày.

- GV nhận xét

- HS lắng nghe

- HS trả lời:

- HS đọc bài toán, học sinh khác nêu cách vẽ. 1HS lên bảng vẽ.

Giáo án Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) mới nhất

- HS cả lớp vẽ vào vở.

- HS cả lớp vẽ tam giác A’B’C’ vào vở.

- HS lên bảng đo và so sánh, trả lời.

ΔABC = ΔA'B'C'

- HS hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì bằng nhau.

- HS lắng nghe ghi bài vào vở

- HS trả lời:

ΔABC = ΔA'B'C'(c.c.c)

- HS trả lời:

 AC = BC

 AD = BD

CD cạnh chung.

- HS: ∆ACD và ∆BCD bằng nhau.

Bằng nhau vì theo tính chất c-c-c.

HS nhận xét.

1) Vẽ tam giác (SGK)

2) Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng n

Bài tập ?2

Giáo án Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) mới nhất

C. Hoạt động luyện tập (8 phút)

Mục đích:

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

- GV cho học sinh đọc bài 16.

Yêu cầu học sinh:

+ Vẽ ∆ABC.

+ Đo các góc của ∆ABC.

- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài 17.

+ Yêu cầu HS hoạt đông theo nhóm.

+ Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

GV trình bày mẫu  bài chứng minh ở hình 68.

+ Cho học sinh nhắc lại tính chất.

- HS đọc và vẽ hình vào vở.

HS khác lên bảng vẽ hình và đo: Giáo án Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) mới nhất

- HS hoạt động nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

 ∆ABC = ∆ABD

 ∆PMQ = ∆NQM

 ∆HEI = ∆KIE

 ∆EHK = ∆IKH

HS nhắc lại tính chất.

Bài 16 (SGK)

Giáo án Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) mới nhất

Bài 17 (SGK)

∆ABC; ∆ABD có:

+ AC = AD (gt)

+ BC = BD (gt)

+ AB cạnh chung.

⇒ ∆ABC = ∆ABD    (c.c.c)

D. Hoạt động vận dụng (5 phút)

Mục tiêu: Rèn luyện cách chứng minh hai góc bằng nhau thông qua chứng minh hai tam giác bằng nhau

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

- Yêu cầu HS làm cá nhân

- Cho HS trình bày kết quả bài làm, nhận xét đánh giá

- Nếu không còn thời gian thì giao cho HS về nhà hoàn thành bài làm

- HS đọc bài

- Lên bảng trình bày kết quả

- HS nhận xét

Bài 18 (SGK)

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 phút)

Mục tiêu: Nắm vững trường hợp bằng nhau c-c-c

Phương pháp: Ghi chép

BTVN: 19, 21 SGK

- Cá nhân HS thực hiện yêu cầu của GV, thảo luận cặp đôi để chia sẻ góp ý (trên lớp – về nhà)

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học