Giáo án Toán 7 Bài 4: Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân mới nhất

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp học sinh:

1. Kiến thức: Học sinh biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.

2. Kỹ năng: Biết tính toán thành thạo các phép cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.

3. Thái độ:

- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.

- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Nhắc lại cách tính các phép toán cộng, trừ, nhân, chia của số thập phân

Phương pháp: HĐ cá nhân

Sản phẩm: Hoàn thành được yêu cầu của giáo viên đề ra.

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân:

a) Tính tổng các số: 1,9; 1,8; - 0,4.

b) Tính: (1,9 – 1,8).(-0,4)

c) Tính (-1,9) : 0,4

- HS trình bày:

a) 1,9 + 1,8 + (-0,4) = 3,3

b) (1,9 – 1,8).(-0,4) = -0,04

c) (-1,9) : 0,4 =  – 4,75

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Các ví dụ. (10 phút)

Mục tiêu: Nắm được các quy tắc cộng trừ nhân, chia số thập phân

Phương pháp: khăn trải bàn

Thông qua 3 ví dụ phần trên vừa làm, khi cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, ta dùng các quy tắc về dấu và giá trị tuyệt đối theo cách tương tự như đối với số nguyên.

- GV chia 4 HS làm một nhóm, thời gian hoạt động trong 4 phút, yêu cầu mỗi  HS sử dụng các quy tắc về dấu để thực hiện bài sau:

a) 1,2 + 1,8 + (-0,5)

b) 1,2 - 1,8 - (-0,5)

c) (-5,2).3,14

d) (-0,4):(-0,2)

Sau đó GV trình chiếu 1 nhóm làm nhanh nhất và 1 nhóm làm chậm nhất.

- Gv yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV đánh giá bài của 2 nhóm.

- HS thực hiện hoạt động nhóm.

a) (1,2 + 1,8) + (-0,5)

= 3 + (-0,5) = 2,5

b) (1,2 - 1,8) + 0,5

= (-0,6) + 0,5 = -0,1

c) -(5,2.3,14) = -16,328

d) +(0,4:0,2) = 2

1. Cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân:

VD:

a) (1,2 + 1,8) + (-0,5)

= 3 + (-0,5) = 2,5

b) (1,2 - 1,8) + 0,5

= (-0,6) + 0,5 = -0,1

c) -(5,2.3,14) = -16,328

d) +(0,4:0,2) = 2

Hoạt động 2: Chú ý (4 phút)

Mục tiêu: Hiểu và nhớ được các quy tắc áp dụng cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân

Phương pháp: đàm thoại

- GV: Trong qua trình thực hiện phép nhân hai số thập phân cần chú ý điều gì?

- GV: Tương tự phép chia ta chú ý điều gì?

- GV chốt: Như vậy đối với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân cũng có các tính chất tương tự như đối với số nguyên

- HS: Tích của 2 số thập phân cùng dấu cho ta kết quả dương, tích hai số thập phân khác đấu cho ta kết quả âm.

- Chia hai số cùng dấu cho ta kết quả dương, chia hai số khác dấu cho ta kết quả âm.

2 .Chú ý: SGK

- Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân cũng có các tính chất tương tự như đối với số nguyên

C. Hoạt động luyện tập (15 phút)

Mục đích: nhận biết, củng cố các phép toán cộng trừ nhân chia

Phương pháp: HĐ nhóm, HĐ cá nhân

- Gv yêu cầu HS thực hiện bài 1 + 3 trong SGK

Bài 1: Tính nhanh:

a) 6,5 + 1,2 + 3,5 - 5,2 + 6,5 - 4,8

b) (-4,3.1,1 + 1,1.4,5) : (-0,5:0,05 + 10,01)

c) (6,7 + 5,66 - 3,7 + 4,34).(-76,6.1,2 + 7,66.12)

Bài 3: Tìm x, biết :

a) |0,2x - 3,1| = 6,3

b) |12,1.x + 12,1.0,1| = 12,1

c) |0,2x - 3,1| + |0,2x + 3,1| = 0

- Sau đó, HS kiểm tra chéo vở nhau.

- HS thực hiện vào vở

3. Luyện tập

Bài 1:

a) 6,5 + 1,2 + 3,5 - 5,2 + 6,5 - 4,8

= (6,5 + 6,5) + (1,2 + 3,5) + (-5,2 - 4,8)

= 13 + 4,7 + (-10) = 7,7

b) (-4,3.1,1 + 1,1.4,5) : (-0,5:0,05 + 10,01)

= [1,1.(-4,3 + 4,5)]:(-10 + 10,01)

= 1,1.0,2 : 0,01 = 22

c) [(6,7 - 3,7) + (5,66 + 4,34)].(-76,6.1,2 + 76,6.1,2)

= (3 + 10).0 = 0

Bài 3:

a)TH1: 0,2x - 3,1 = 6,3

⇒ x = 47

TH2: 0,2x - 3,1 = -6,3

⇒ x = -16

b) 12,1.|x + 0,1| = 12,1

⇒ |x + 0,1| = 1

TH1: x + 0,1 = 1

⇒ x = 0,9

TH2: x + 0,1 = -1

⇒ x = -1,1

D. Hoạt động vận dụng (7 phút)

Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào các bài toán thực tế

Phương pháp: HĐ nhóm

- Gv yêu cầu HS hoạt động nhóm giải quyết bài tập:

“Bác Long cần phải gói 21 cái bánh chưng. Biết rằng 1 cái bánh chưng cần 0,5kg gạo nếp; 0,17 kg đậu xanh và 0,001kg muối trộn hạt tiêu. Hỏi để gói đủ số lượng trên, bác Long cần bao nhiêu kg gạo nếp, đậu xanh và muối?

- Tương tự các bài còn, GV yêu cầu HS làm việc nhóm

- GV yêu cầu nhóm trình bày

- GV nhận xét, đánh giá cho điểm.

- HS hoạt động nhóm:

Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ

- Các thành viên nêu hướng làm bài, thống nhất cách làm.

- Báo cáo kết quả.

Nhận xét các nhóm khác

Số kg gạo nếp là:

0,5.21 =10,5kg

Số kg đậu xanh là

0,17.21= 3,57 kg

Số kg muối trộn hạt tiêu là 0,001.21= 0,021 kg

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (3 phút)

Mục tiêu: Khuyến khích HS tìm tòi, phát hiện một số tình huống, bài toán có thể đưa về vận dụng phép toán cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Phương pháp:  hoạt động nhóm bàn 2 HS

- Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện: Từ bài toán vận dụng trên, em có thể đặt ra một đề bài tương tự và giải bài toán đó

- HS thực hiện yêu cầu GV, thảo luận cặp đôi, chia sẻ, góp ý (trên lớp, về nhà)

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học