Giáo án Toán 7 Cánh diều Chủ đề 2: Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Biết cách và tạo được đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng.

Vận dụng được kiến thức về lăng trụ đứng để tạo đồ dùng hình lăng trụ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

‒ Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.

Tạo dựng đồ vật có dạng hình lăng trụ đứng.

3. Phẩm chất

Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, hình ảnh về những đồ vật được thiết kế, chế tạo ở dạng hình lăng trụ đứng, dụng cụ như giấy màu, kéo, bìa cứng, keo dán, các que kem...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

HS nhớ lại các kiến thức về hình lăng trụ đứng.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại các kiến thức và trả lời được câu hỏi mở đầu

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi:

Nêu đặc điểm hình lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác về
+ Mặt đáy là hình gì, các mặt đáy như thế nào với nhau?

+ Các mặt bên là hình gì?

+ Các cạnh bên có tính chất gì với nhau? Chiều cao của lăng trụ đứng là độ dài đoạn nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

HS trả lời:

+ Mặt đáy là hình tam giác hoặc tứ giác, các mặt đáy song song với nhau.

+ Các mặt bên đều là hình chữ nhật.

+ Các cạnh bên bằng nhau. Chiều cao là độ dài một cạnh bên.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Chúng ta đã được học về hình lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác ở các bài học trước. Trong thực tế có nhiều đồ vật được thiết kế, chế tạo ở dạng hình lăng trụ đứng mà đáy không chỉ là tam giác hoặc tứ giác mà còn là ngũ giác, lục giác,... Trong chủ đề này, chúng ta sẽ làm quen với việc tạo dựng những đồ vật có hình dạng như thế."

Dự kiến phân phối tiết học:

Tiết 1: Hoạt động cá nhân và nhóm để đưa ra hình ảnh đã tìm được.

               Thảo luận phương án tạo đồ vật và phân công nhiệm vụ theo nhóm.

Tiết 2: HS thực hiện theo sự phân công trong nhóm, tạo đồ vật.

Tiết 3: HS trình bày sản phẩm, HS và GV đánh giá hoạt động.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Tìm hiểu các hình ảnh về vật thể có dạng hình lăng trụ đứng.

a) Mục tiêu: 

HS tìm được các hình ảnh về vật thể trong thực tiễn cuộc sống có dạng hình lăng trụ đứng.

b) Nội dung:

HS trình bày các hình ảnh đã tìm được.

c) Sản phẩm: Hình ảnh các vật thể mà HS tìm được.

d) Tổ chức thực hiện:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô mời xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 Cánh diều chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học