Giáo án Tin học 9 Cánh diều Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo)

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

- Quy tắc viết nhiều hàm IF lồng nhau.

- Cách thực hiện và xác định được kết quả của công thức có nhiều hàm IF lồng nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

- Nêu được quy tắc viết nhiều hàm IF lồng nhau.

- Giải thích được cách thực hiện và xác định được kết quả của công thức có nhiều hàm IF lồng nhau.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Tin học 9.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Tin học 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK trang 35:

Giáo án Tin học 9 Cánh diều Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo)

Hình 1. Một phần bảng điểm thi học kì

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

Từ bảng dữ liệu điểm thi học kì như trong Hình 1 (trang 35), em có biết cách nào nhanh chóng xếp loại học sinh theo ba mức “Xuất sắc”, “Giỏi” và “---” (tức là không xếp loại) dựa trên tổng điểm của từng học sinh không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện nhóm trả lời.

Gợi ý đáp án:

Sử dụng các hàm IF lồng nhau.

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các tình huống cần điền dữ liệu tự động trong một ô khi có nhiều hơn hai giá trị dữ liệu cần điền theo các điều kiện, ta có thể sử dụng các hàm IF lồng nhau. Vậy các hàm IF lồng nhau được viết theo quy tắc nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay – Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các hàm IF lồng nhau

a. Mục tiêu:

- Nêu được quy tắc viết hàm IF lồng nhau.

- Giải thích được cách thực hiện và xác định được kết quả của công thức có nhiều hàm IF lồng nhau.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục 1 SGK trang 41 - 42 và tìm hiểu quy tắc viết nhiều hàm IF lồng nhau.

c. Sản phẩm học tập: Các hàm IF lồng nhau.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu Hình 1, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời câu hỏi Hoạt động SGK tr.41: Theo chỉ dẫn trong sơ đồ khối tại Hình 1, em hãy thực hiện xếp loại lần lượt cho ba học sinh khác nhau có tổng điểm tương ứng là 23.0, 25.5 và 27.5. Em có nhận xét gì về quy tắc xếp loại theo sơ đồ khối này?

Giáo án Tin học 9 Cánh diều Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo)

Hình 1. Sơ đồ khối xác định xếp loại theo tổng điểm

- Dựa trên câu trả lời của các nhóm, GV yêu cầu HS thêm cột Xếp loại và thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK tr.41 - 42.

- HS so sánh kết quả, từ đó rút ra kết luận về quy tắc sử dụng nhiều hàm IF lồng nhau.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu các nhóm HS chuyển đổi quy trình tổng quát ở cuối mục 1 thành sơ đồ khối.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, kết hợp đọc thông tin mục 1 SGK tr.41 - 42 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày.

Gợi ý:

Giáo án Tin học 9 Cánh diều Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo)

Giáo án Tin học 9 Cánh diều Bài 3: Hàm điều kiện IF (tiếp theo)

- HS khác nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm đánh giá chéo và tự đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Các hàm IF lồng nhau

Quy tắc

IF(<ĐK1>, ,IF(<ĐK2>, , ))

Hai hàm IF lồng nhau được thực hiện như sau:

- Đầu tiên, xác định kết quả của <ĐK1>.

- Nếu kết quả của <ĐK1> là TRUE thì kết quả hàm IF .

- Nếu kết quả của <ĐK1> là FALSE thì tiếp tục xác định kết quả của <ĐK2>.

+ Nếu kết quả của <ĐK2> là TRUE thì kết quả hàm IF.

+ Nếu kết quả của <ĐK2> là FALSE thì kết quả hàm IF.

Lưu ý: có thể thay bằng một hàm IF khác, trong hàm IF đó lại có thể chứa thêm hàm IF khác nữa.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học