Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 14: Thuật toán sắp xếp

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

- Giải thích được thuật toán sắp xếp nổi bọt, thuật toán sắp xếp chọn.

- Biểu diễn và mô phỏng được thuật toán sắp xếp trên bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ.

- Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ, làm việc khoa học, chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV Tin học 7.

- 2 bộ thẻ (với 2 màu phân biệt) ghi lần lượt các số và chữ cái: 16, 18, 15, 20, 21, 17, 19, m, h, e, c, a (ở Hình 1, Hình 5 và Hình 6 SGK), các thẻ có thể ghim trên bảng. Ví dụ, sử dụng bảng treo có thể ghim, dính, gắn các mảnh giấy bằng đinh ghim, nam châm, … hoặc bảng lớn đã có sẵn chức năng gắn nam châm.

- Các hình vẽ trên giấy khổ lớn, mô phỏng các vòng lặp của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy chữ cái ở Hình 5 SGK (không vẽ phần mũi tên thực hiện đổi chỗ các thẻ để HS tự vẽ lên bảng; không ghi phần chữ mô tả bên dưới để HS tự trình bày).

- Bảng liệt kê các vòng lặp theo yêu cầu của bài tập 1 phần Luyện tập trên giấy khổ lớn (để trống để HS điền trực tiếp trên bảng).

- Chuẩn bị đủ số lượng các bảng trống theo mẫu Bảng 1 SGK tr.82, đủ số dòng để ghi, in trên giấy A4 để phát cho HS làm việc theo tổ hoặc theo nhóm.

- Máy tính có kết nối với máy chiếu (nếu có điều kiện).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi Tin học 7.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 14. Thuật toán sắp xếp

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

- Tiết 1: phần Khởi động, Khám phá (mục 1. Thuật toán sắp xếp nổi bọt).

- Tiết 2: phần Khám phá (mục 2. Thuật toán sắp xếp chọn).

- Tiết 3: phần Luyện tập, Vận dụng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS trước bài học.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời.

c. Sản phẩm học tập:

- HS hiểu được yêu cầu của bài toán sắp xếp ở phần Khởi động và có thể gặp những khó khăn, vướng mắc trong việc mô tả quy tắc sắp xếp một cách rõ ràng, mạch lạc.

- HS tích cực, hứng thú với bài học mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi và nêu nhiệm vụ:

Có 4 tấm thẻ, mỗi thẻ ghi một số và xếp thành một dãy dọc trên mặt bàn từ trên xuống dưới như Hình 1. Em hãy trao đổi với bạn để chỉ ra cách sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần của số ghi trên thẻ, với điều kiện chỉ có thể di chuyển các thẻ bằng cách đổi chỗ các cặp thẻ liền kề.

Giáo án Tin học 7 Bài 14: Thuật toán sắp xếp

- GV gắn thẻ số (cùng màu) lên bảng và đánh số thứ tự (Hình 1), gọi HS lên bảng thực hiện sắp xếp dãy thẻ số theo cách đã đề xuất.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học