Giáo án Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện lớp 5 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Nhận diện được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

- Tưởng tượng, viết được câu tả vẻ đẹp của đại dương trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh” sau khi cuộc chiến giữa hai dòng họ tiên cá kết thúc.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video vui nhộn dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=ABuY4KUUVcI

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 – Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được cấu tạo của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc đoạn văn của bạn Nguyên Minh và thực hiện yêu cầu:

Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện "Bài học ở rừng" của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vạt nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,... Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đầu đâu cũng xôn xao "tiếng vỏ cây tách mầm"?

Nguyên Minh

a. Đoạn văn viết về điều gì?

Tìm đáp án đúng:

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả.

b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu?

c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện.

d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

- GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT (có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm.

- GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.

b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu về câu chuyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm và khẳng định tác giả dẫn dắt người đọc vào câu chuyện bằng một cách rất đặc biệt.

c. Các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn với câu chuyện: trải qua nhiều cung bậc cảm xúc; ngỡ ngàng; náo nức; hồi hộp lắng nghe;...

d. Ở câu cuối, bạn đưa ra những suy nghĩ, trăn trở về ý thức, trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết rút ra ghi nhớ về cấu tạo của của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình:

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân về một câu chuyện thường có:

+ Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.

+ Các câu tiếp theo: Nêu tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện (nội dung, lời kể,…)

+ Câu kết thúc: Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu của BT

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS chú ý lên màn hình.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học