Giáo án Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn) lớp 5 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- HS nắm được cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trao đổi, thảo luận với bạn để tìm ra các lí do thuyết phục người khác đồng ý với ý kiến của bản thân. Biết thuyết phục người nghe, tôn trọng sự khác biệt.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu về vấn đề thảo luận (hiện tượng xã hội). Tự giải quyết nhiệm vụ học tập: tìm hiểu cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm ra các lí do và hoàn thành đoạn văn nêu ý kiến thuyết phục người nghe.

Năng lực văn học:

- Trao đổi được với bạn ý kiến của mình về một hiện tượng xã hội phù hợp hoặc không phù hợp với lứa tuổi; biết đưa ra lí lẽ để khẳng định ý kiến của mình.

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết nếu ý kiến, quan điểm trước một hiện tượng xã hội).

3. Phẩm chất

- Biết trình bày ý kiến của bản thân trước một hiện tượng xã hội.

- Có suy nghĩ và cách ứng xử đúng đắn trong một số tình huống cụ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5.

- Bài giảng trình chiếu.

- Đoạn văn mẫu.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 5.

- Vở viết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Hãy nêu một hiện tượng xã hội mà em biết đang diễn ra gần đây.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

+ Hiện tượng HS sử dụng điện thoại quá nhiều.

+ Học sinh gian lận trong học tập.

+ Nghiện mạng xã hội.

….

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Trước một hiện tượng xã hội được nhiều người quan tâm, các em cần biết cách chia sẻ quan điểm, ý kiến của bản thân trước vấn đề đó. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe nhận xét chung về bài làm của cả lớp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những nhận xét của GV về bài làm.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

* Đọc đoạn văn "Nên hay không nên cho học sinh lớp Nam đi xe đạp tới trường?"

- GV đọc mẫu.

- GV mời 2 HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn. Các HS khác đọc thẩm theo.

- GV mời 1 HS đọc to, rõ câu lệnh của BT 1. Cả lớp đọc thầm theo: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Nhan đề đoạn văn và câu mở đoạn nêu lên điều gì? (bài văn SGK tr. 91)

b) Các câu tiếp theo nêu những lí do nào để giải thích ý kiến của người viết?

c) Các câu tiếp theo nêu những lí do nào để giải thích ý kiến của người viết?

d) Các câu kết đoạn có tác dụng gì?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm để trả lời CH.

- HS báo cáo kết quả. GV cho HS thực hiện trò chơi truyền điện...

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a) Nhan đề nêu lên một câu hỏi (vấn đề): Nên hay không nên cho học sinh lớp Năm đi xe đạp tới trường? Mở đoạn thể hiện ý kiến về vấn đề đó (nên cho học sinh lớp Năm đi xe đạp tới trường) và đưa ra lí do khái quát (vì có nhiều lợi ích).

b) Những lí do nêu trong đoạn văn có sức thuyết phục vì xuất phát từ thực tế được mọi người thừa nhận.

c) Các câu tiếp theo nêu ra những lí do cụ thể để khẳng định lợi ích của việc học sinh lớp Năm đi xe đạp tới trường.

d) Các câu kết (2 câu cuối đoạn văn) khẳng định lại ý kiến, nêu thêm yêu cầu để ý kiến thỏa đáng hơn.

Nhiệm vụ 2: Nhận xét về cấu tạo

- GV mời 1 HS đọc to, rõ câu lệnh của BT2. Cả lớp đọc thầm theo: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội?

- GVtổ chức cho HS trả lời, hướng dẫn HS dựa vào kết quả phân tích ở BT1, trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và gợi ý, VD:

+ Theo em, có thể chia đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội thành mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Nội dung của mỗi phần trong đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội là gì?

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học