Giáo án Tiết 3 mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.

Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Năng lực: 

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.

- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 

- Yêu thích môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đồ dùng 

  - GV: Bảng phụ, bảng nhóm. 

  - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS ghi vở 

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, l­ưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc


- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu 

- Gọi HS đọc bài văn

- GV đọc mẫu bài văn.

- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK

- Yêu cầu HS làm bài


- Trình bày kết quả

+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?

+ Điều gì gắn bó tác giả với quê hương?

+ Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài?

+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?






- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu




- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

- Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe

- 1 HS đọc phần chú giải sau bài.

- HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả    


+ Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.


+ Vì quê hư­ơng gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ.

+ Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

+ Các từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất.

Các từ ngữ được thay thế:

* Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi.

* Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn.

* Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài nhẩm lại BT2; chuẩn bị ôn tập tiết 4.

- HS nghe

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Vận dụng cách lặp từ, thay thế từ ngữ khi nói và viết.

- HS nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học