Giáo án Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).

2. Kĩ năng: Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3).

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ  

1.Đồ dùng 

- GV: Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm 

- HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi… 

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- GV cho 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng 

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng  

- HS đọc

- HS nhận xét

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

Bài tập 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu


- Yêu cầu HS nhắc kiến thức về dấu hai chấm. Sau đó GV mở bảng phụ 

-  GV giúp HS hiểu cách làm bài: 

Bảng gồm hai cột: cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm; vị trí của dấu hai chấm trong câu. Cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu. Trong bảng còn 3 khoảng trống, nhiệm vụ của em: Điền nội dung thích hợp vào từng phần đó

- Yêu cầu HS làm bài


- Trình bày kết quả




- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng




Bài tập 2 : HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu


- Hướng dẫn HS cách làm bài:  đọc từng đoạn thơ, văn, xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

 Bài tập 3: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn có sử dụng dấu hai chấm

-GV nhận xét


- HS đọc yêu cầu cầu bài. Cả lớp đọc thầm lại.

- Một HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc nhẩm theo 

- HS theo dõi lắng nghe


- HS làm bài vào vở hoặc giấy nháp, 3- 4 HS làm bài vào bảng nhóm

- Những HS làm bài trên bảng nhóm trình bày kết quả 

a) Một chú công an vỗ vai em :

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

→ Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

→ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- HS nghe

- HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS làm việc cá nhân, 3- 4 HS lên bảng thi làm bài  


 a) Dấu hai chấm đặt ở cuối dòng thơ thứ hai của khổ thơ 3: Nhăn nhó kêu rối rít:

 b) Dấu hai chấm đặt sau từ cầu xin 

 c) Dấu hai chấm đặt sau từ kì vĩ 

- HS viết đoạn văn và trình bày trước lớp, nêu tác dụng

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Cho 1HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm.


- HS nhắc lại:

+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đúng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)


- GV nhận xét về tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.

- Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Trẻ em

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện


ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học