Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Luyện tập sử dụng từ điển - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Luyện tập sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5, tập một.

- Bài giảng trình chiếu.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 5, tập một.

- Vở viết, giấy nháp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài học: Tiết 2 – Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ điển.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xếp các từ vào hai nhóm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS biết phân biệt các nhóm từ.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Dựa vào nghĩa của “gia”, xếp các từ trong khung vào hai nhóm:

а. “Gia” có nghĩa là “nhà”.

b. “Gia” có nghĩa là “thêm vào”.

Gia đình, gia giám, gia tộc, gia cố, gia súc, gia dụng, gia nhập, gia công

+ GV tổ chức cho HS thảo luận bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

• Nhóm chứa “gia” có nghĩa là “nhà”: gia đình, gia tộc, gia súc, gia dụng.

• Nhóm chứa “gia” có nghĩa là “thêm vào”: gia giảm, gia cố, gia nhập, gia công.

Hoạt động 2: Luyện tập sử dụng từ điển để tìm từ đa nghĩa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS:

- HS nắm được cách sử dụng từ điển để tìm từ đa nghĩa.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu:

Trung thu, trung thành, trung tâm, trung thực

a. Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ.

b. Dựa vào kết quả bài tập a để xếp các từ trong khung thành hai nhóm.

c. Tìm thêm 2 – 3 từ thuộc mỗi nhóm.

+ GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a.

• Trung thu: rằm tháng Tám âm lịch; ngày tết của trẻ em.

• Trung thành: trước sau một lòng một dạ; đúng với sự thật không thêm bớt.

• Trung tâm: nơi ở giữa của một vùng nào đó; nơi tập trung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó.

• Trung thực: ngay thẳng, thật thà.

b.

• Nhóm 1 (tiếng “trung” có nghĩa là “ở giữa”): trung thu, trung tâm.

• Nhóm 2 (tiếng “trung” có nghĩa là “thật thà, ngay thẳng”): trung thành, trung thưc.

c.

• Nhóm 1: trung bình, trung du, trung gian,…

• Nhóm 2: trung kiên, trung hậu, trung dung,…

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 3: Viết câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động của HS:

- HS vận dụng kiến thức viết được một đoạn văn

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT3: Viết 3 – 4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc:

+ GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

- GV đánh giá, nhận xét hoạt động của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Xem lại kiến thức bài Luyện từ và câu – Luyện tập sử dụng từ điển, hiểu, phân biệt và vận dụng được kiến thức.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 4: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2).

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

- HS đọc yêu cầu của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu của BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học