Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Dấu gạch ngang - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết thêm một công dụng của dấu gạch ngang: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; biết dùng dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích khi viết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đặt CH cho HS: Hãy nêu khái niệm về dấu gạch ngang?

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp đáp án: Dấu gạch ngang (–) có một hình dạng đặc biệt, chúng ta thường gặp trong văn bản, và nó thường gây nhầm lẫn với dấu gạch nối (-) hoặc dấu trừ (—). Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách các thành phần trong văn bản một cách rõ ràng và thường xuất hiện trong các ngữ cảnh về biểu đồ, danh sách, hoặc để tạo ra sự nổi bật cho một từ hoặc cụm từ cụ thể.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Công dụng của dấu gạch ngang

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được kiến thức về công dụng của dấu gạch ngang.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1 dưới đây: Dấu gạch ngang trong các câu dưới đây được dùng để làm gì?

a. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam – sự kiện văn hóa quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 hằng năm.

b. Ha-ri Pót-tơ – bộ truyện của nhà văn Giô-an Rô-linh – có sức hấp dẫn kì lạ với nhiều trẻ em trên thế giới.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu

Bộ phận câu sau dấu gạch ngang và ý nghĩa

Công dụng của dấu gạch ngang

a. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam – sự kiện văn hóa quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 hằng năm.

Sự kiện văn hóa quan trọng đối với người yêu thích sách (giải thích cho “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”)

Đánh dấu bộ phận chú thích/ giải thích.

b. Ha-ri Pót-tơ – bộ truyện của nhà văn Giôan Râu-linh – có sức hấp dẫn kì lạ với nhiều trẻ em trên thế giới.

Bộ truyện của nhà văn Giô-an Râu-linh (giải thích cho (cuốn) Ha-ri Pót-tơ).

Đánh dấu bộ phận chú thích/ giải thích.

=> Đáp án D

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Nêu đặc điểm về vị trí và công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây:

a. Lê Quý Đôn – tên lúc nhỏ là Lê Danh Phương – nổi tiếng ham học, thông minh, có trí nhớ tốt.

(Thế An)

b. Thế giới biết ơn những nhà phát minh đã góp phần thay đổi cuộc sống:

- Lát-xlô Bi-rô chế tạo nên bút bi.

- Lu-I Brai tìm ra chữ nổi dành cho người mù.

- Giôn Đun-lốp sáng chế ra lốp xe rỗng bơm hơi thay cho lốp cao su đặc.

- HS đọc nhiệm vụ của BT.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS ghi bài mới.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học