Giáo án Luyện từ và câu: Đại từ mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu đaị từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ)

2. Kĩ năng: Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).

3. Thái độ: Nghiêm túc bồi dưỡng vốn từ

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Bảng lớp, bảng phụ viết sẵn bài tập 2,3

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)


- Cho HS hát

- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em 

- Giới thiệu bài: - Viết bảng câu: Con mèo nhà em rất đẹp. Chú khoác trên mình tấm áo màu tro, mượt như nhung.

- Yêu cầu HS đọc câu văn

- Từ chú ở câu văn thứ 2 muốn nói đến đối tượng nào?

- Giới thiệu: Từ chú ở câu thứ 2 dùng để thay thế cho con mèo ở câu 1. Nó được gọi là đại từ. Đại từ là gì? Dùng đại từ khi nói,viết có tác dụng gì?

Chúng ta sẽ học bài hôm nay - Ghi bảng.

- HS hát

- HS đọc 





+ Từ chú trong câu văn thứ hai chỉ con mèo ở câu thứ nhất.

- HS ghi vở


2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Mục tiêu: Hiểu đaị từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ,  tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ) 

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

-  Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn?

-  Từ   dùng để làm gì?

-Kết luận: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý, Nam. Từ là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tránh lặp từ ở câu thứ 2


Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp theo gợi ý sau:

+ Đọc kĩ từng câu.

+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào?

+ Cách dùng đó có gì giống cách dùng ở bài 1?

KL: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ đó.

Qua 2 bài tập, em hiểu thế nào là đại từ  ?

 - Đại từ dùng để làm gì?

Ghi nhớ:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 


- HS đọc, cả lớp đọc thầm

- Từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho  Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam.

- Từ dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.





- HS đọc yêu cầu bài

- HS thảo luận nhóm 2


+ HS đọc

+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng đó giống bài 1 là tránh lặp từ

+ Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng đó giống bài 1 là để tránh lặp từ ở câu tiếp theo.

- HS nối tiếp nhau phát biểu

- 3 HS đọc 

2. Hoạt động thực hành: (15 phút) 

* Mục tiêu: Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Cho HS làm việc theo nhóm với cá yêu cầu sau:

- Yêu cầu đọc những từ in đậm trong đoạn thơ

Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?

- Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?


Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài  

-Yêu cầu dùng bút chì gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp nhóm.

- GV nhận xét chữa bài


- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.

- 1 HS đọc các từ: Bác, Người, Ông cụ, Người, Người, Người

+ Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ. 

+ Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.


- HS đọc yêu cầu

- HS làm vào vở, chia sẻ


- Nhận xét bài của bạn


- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận theo cặp đôi, chia sẻ kết quả.

3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Tìm đại từ được dùng trong câu ca dao sau:

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.

- HS nêu


ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học