Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Đại từ xưng hô - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được đại từ xưng hô.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5, tập một.
- Bài giảng trình chiếu.
- Giấy A4.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 5, tập một.
- Vở viết, giấy nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về đại từ đã học: Đại từ là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô: tôi, chúng tôi, nó, chúng nó,…), để hỏi (đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, bao nhiêu,…) hoặc để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế: này, đây, đó, thế, vây,…). - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Đại từ xưng hô. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về đại từ xưng hô a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhận diện và tìm được đại từ xưng hô. - HS nắm được khái niệm về đại từ xưng hô. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp: а. Từ chỉ người nói b. Từ chỉ người nghe c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt. Tướng giặc: – Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không? Yết Kiêu: - Phải! Tướng giặc: – Phải là thế nào? Yết Kiêu: – Phải là lẽ phải thế! Tướng giặc: - A, thằng này láo! Quân đâu, lôi nó ra chém đầu! Yết Kiêu: – Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của người vẫn đắm! Theo Lê Thị + GV tổ chức cho HS thảo luận bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ. + GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a. Từ chỉ người nói: ta. b. Từ chỉ người nghe: mi, ngươi. c. Từ chỉ người, vật được nhắc tới: nó. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì? Tuấn reo lên: − A, sao chổi kìa! Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh chỉ. Ngôi sao chổi như một vật quét sáng dài trên sân trời mênh mông. Bé Hà thắc mắc: – Thế trời cũng quét sân hả anh? – Trời bắt chước em đấy! Trên trời cũng phải đưa vài nhát chổi chứ! – Tuấn nhìn em cười hóm hỉnh. Phạm Đình Ân Chọn ý trả lời đúng: • Để hỏi. • Để xưng hô. • Để thay thế. + GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. + GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Để xưng hô - GV chiếu phần ghi nhớ lên màn hình: Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hoặc chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, họ,… Ngoài ra, trong giao tiếp, ta còn dùng một số danh từ để xưng hô: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, mợ, anh, chị, em, con, cháu, thầy, cô, bạn,… Khi giao tiếp, cần chú ý chọn từ xưng hô lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nói với người nghe. - GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. |
- HS thực hiện kiểm tra bài cũ. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc yêu cầu của BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc yêu cầu của BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS chú ý lên màn hình. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Viết: Viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)