Giáo án Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối ( ND ghi nhớ).

2. Kĩ năng: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng 

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, Từ điển Tiếng Việt

- Học sinh: Vở viết, SGK 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS thi đuaNhắc lại ghi nhớ về câu ghép.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

 - HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu:  Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối ( ND ghi nhớ).

*Cách tiến hành:

 1. Nhận xét

Bài 1, 2: HĐ Nhóm

- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số1, xác định yêu cầu của bài?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm

- Đại diện nhóm nêu kết quả 

- GV kết luận 







2. Ghi nhớ: SGK



+ Tìm các vế trong câu ghép .

+ HS  làm vào sách bằng bút chì

a) Súng kíp của ta mới bắn một phát/ thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.

Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn,/ trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

+... nối bằng từ thì hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy.

b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi: hôm nay tôi đi học.

c) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre; đây là mái đình cong cong; kia nữa là sân phơi

- Nhiều HS nhắc lại ghi nhớ SGK.

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2. 

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số1 

- GV treo bảng phụ 

- Tổ chức hoạt động nhóm

- Gọi đại diện nhóm chia sẻ kết quả

- GV nhận xét, chữa bài



Bài 2: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Bài có mấy yêu cầu?



- HS làm việc cá nhân.

- Gọi HS chia sẻ.

- GV nhận xét chữa bài


- HS nêu yêu cầu

- HS quan sát

- HS trao đổi trong nhóm và làm bài

+ Đoạn a có 1 câu ghép,  với 4 vế câu 

+ Đoạn b có 1 câu ghép, với 3 vế câu

+ Đoạn c có 1 câu ghép,  với 3 vế câu

Các quan hệ từ : thì , rồi 


- HS đọc

- 2 Yêu cầu

+ Viết đoạn văn ... có câu ghép 

+ Chỉ ra cách nối các vế câu

VD: Bạn Hương lớp em rất xinh xắn. dáng người bạn mảnh mai, Hương ăn mặc rất giản dị, quần áo của bạn bao giờ cũng gọn gàng. Nước da trắng hồng tự nhiên. Khuôn mặt tròn, nổi bật lên là đôi mắt to, đen láy

4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Nhắc lại phần ghi nhớ

- HS nghe và thực hiện

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu giới thiệu về gia đình em trong đó có sử dụng câu ghép.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học