Giáo án Viết đoạn văn tưởng tượng (trang 77) lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết cấu tạo của một đoạn văn tưởng tượng.

- Biết tưởng tượng và ghi lại những ý đã tìm được để viết đoạn văn tưởng tượng thep câu chuyện hoặc vở kịch,... đã đọc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với các bạn về các ý trong bài văn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sán tạo: Biết nhập vai nhân vật và kể sáng tạo câu chuyện.

Năng lực văn học:

- Tưởng tượng về một crnh trong vở kịch; bước đầu biết những việc cần làm để viết một đoạn văn tưởng tượng.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: yêu quý các nhân vật trong vở kịch, có những cảm xúc tích cực khi tưởng tượng về vở kịch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV đặt CH cho HS khởi động: Em hãy tưởng tượng 10 năm nữa em sẽ như thế nào?

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý: 10 năm nữa em đã học đại học, đi du học, đi làm, trở thành người “lớn” cứng cỏi và chín chắn hơn,...

- GV sử dụng sơ đồ quy tắc bàn tay hướng dẫn HS nắm được YCCĐ của bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo đoạn văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được kiến thức đoạn văn tưởng tượng

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc đoạn văn và các CH trong phần Nhận xét.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm trao đổi về các Ch gợi ý trong SGK: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tin-tin và Mi-tin dùng lại trước một cánh của rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tưởng được ghép từ những viên đã trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích toả ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xoè nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé ti hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-fin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghĩa những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-fin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!".

ĐỖ ANH KHOA

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

c) Tìm trong đoạn văn những chi tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm trao đổi về các CH gợi ý trong SGK.

- GV mời HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Câu mở đoạn giới thiệu sự việc: Tin-tin và Mi-tin đến một căn phòng ở Vương quốc Tương Lai.

b) Các câu tiếp theo kể về những điều Tin-tin và Mi-tin chứng kiến trong căn phòng.

c) Đó là các chi tiết không có trong vở kịch: những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xoè nở hết cỡ; trên mỗi bông hoa là một em bé ti hon xinh đẹp đang mải mê làm việc: một em bé tóc nâu đang lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc; em bé tóc vàng với những chiếc bình pha lê.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS xem lại kiến thức

- HS rút ra bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối nội dung bài học, nêu lại nội dung bài học, không cần nhìn sách:

+ Viết đoạn văn tưởng tượng là kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.

+ Câu mở đoạn thường giới thiệu về sự việc (hoặc nhân vật, sự vật,...) tưởng tượng. Các câu sau tiếp tục phát triển sự tưởng tượng đã nêu ở câu mở đoạn.

- HS lắng nghe và suy nghĩ.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc bài theo hướng dẫn

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học