Giáo án Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học lớp 4 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Tìm được ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong tác phẩm văn học mà em đã đọc, đã nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

* Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

* Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi “Nhân vật văn học”

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV hướng dẫn chơi như sau:

+ Các nhóm thảo luận để đưa ra tên các nhân vật trong các bài đọc, văn bản hoặc tác phẩm văn học em đã được nghe, được đọc.

+ Cả nhóm lựa chọn 1 nhân vật tiêu biểu nhất và đưa ra một số thông tin có liên quan đến nhân vật hoặc câu chuyện về nhân vật mà em biết.

+ Đưa ra một số nhận xét về tính cách, phẩm chất, ngoại hình,... về nhân vật đó.

+ Các nhóm có thể cử đại diện trình bày trước lớp hoặc phân vai đóng lại đoạn nhỏ trong câu chuyện về nhân vật đó.

- GV tổ chức cho HS các nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

- GV tổng kết, khen ngợi HS đã tham gia vào trò chơi tích cực và dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được yêu cầu và các bước chuẩn bị để viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 1 HS đọc các đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân:

+ Đọc các yêu cầu trong phần Chuẩn bị.

+ Tự chọn một nhân vật trong tác phẩm văn học đã mang lại cho em nhiều cảm xúc, ví dụ:

· Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi.

· Người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.

· Người bà trong Quả ngọt cuối mùa.

· Chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng.

+ Trả lời 2 câu hỏi còn lại trong phần Chuẩn bị

· Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em?

· Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào?

- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS.

Hoạt động 2: Tìm ý

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Lập được dàn ý gồm có 3 phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) cho đoạn văn nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS đọc đề.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học