Giáo án Tiết 6, 7 (trang 75, 76, 77, 78) lớp 4 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản được học: bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.... Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng/ phút.

- Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, bước đầu hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Bước đầu biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản). Bước đầu nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động.... thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật.

- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện. Nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản truyện hoặc kịch. Nhận biết bố cục của văn bản. Nhận biết được thông tin của văn bản qua hình ảnh, số liệu,...

- Bước đầu nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.

- Viết được bài văn thuật lại một sự việc, kể chuyện có nội dung gắn với các chủ điểm được học; viết được đoạn văn nêu ý kiến (nêu lí do yêu thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe). Bước đầu biết viết theo các bước, xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

- Biết nói theo đề tài phù hợp với chủ điểm được học: nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và để tải, bước đầu thể hiện được thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp (có thể kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ,...). Kể lại được sự việc đã tham gia, bước đầu biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc đó. Bước đầu biết trình bày những lí lẽ để củng cố ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện, bước đầu biết kết hợp nghe và ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến của người khác. Biết tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề trao đổi, thảo luận. Biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi thảo luận.

- Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Nhận biết công dụng của từ điển, biết cách tìm tử và nghĩa của từ trong từ điển. Bước đầu hiểu nghĩa của một số thành ngữ và nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện trong bài học. Phân biệt được danh từ, động từ, danh từ riêng và danh từ chung.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng ước mơ, tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập, đề kiểm tra tham khảo.

2. Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, bài thơ về ước mơ của em và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 6 – 7: Đánh giá giữa học kì 2

A. ĐỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thành tiếng các bài đọc.

- Hiểu và trả lời các câu hỏi.

b. Cách tiến hành

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động đọc thành tiếng bài Con rắn vuông, giải thích 1 số từ (nếu HS chưa hiểu):

+ Thước: đơn vị đo độ dài khoảng nửa mét.

- GV mời 1 – 2 HS xung phong đọc cả bài.

- GV nêu câu hỏi 1: Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại toàn bài, làm việc cá nhân.

+ GV mời 1 -2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: Em có suy nghĩ tò mò và thấy lạ về tên câu chuyện này.

- GV nêu câu hỏi 2: Chi tiết nào trong câu chuyện gây cười?

+ GV hướng dẫn HS làm cá nhân.

+ GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

+ GV chốt đáp án: Chi tiết người vợ bóc trần lời nói dối khiến người chồng tự nhận ra cái vô lí của mình gây cười ở câu cuối.

- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn phê phán tính xấu nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khen gợi HS và chốt đáp án: Câu chuyện muốn phê phán tính khoác lác, nói quá đà.

Hoạt động 2: Đọc hiểu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc và lựa chọn đáp án đúng.

- Thông hiểu bài đọc Người nông dân và con chim ưng.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS xung phong đọc cả bài.

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi 1: Con chim ưng bị thương nằm ở đâu?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời 1 -2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: Con chim ưng bị thương nằm ở bìa rừng.

- GV nêu câu hỏi 2: Bác nông dân đã giúp chim ưng mau lành vết thương bằng cách nào?

+ GV hướng dẫn HS làm cá nhân.

+ GV mời 1 - 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Bác nông dân đã giúp con chim ưng mau lành vết thương bằng cách đem con chim ưng về nhà và tận tình chữa chạy vết thương cho nó.

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi 3: Khi chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân đã làm gì? Việc làm đó cho thấy bác là người thế nào?

+ GV hướng dẫn HS làm cá nhân.

+ GV mời 1 - 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Khi chim ưng khỏe trở lại, bác nông dân đã thả cho chim trở về với bầu trời bao la. Việc làm đó cho thấy bác là người rất nhân hậu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học