Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Vị ngữ - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu được ý nghĩa và đặc điểm của vị ngữ, xác định được vị ngữ trong câu cho trước. Đặt được câu theo yêu cầu, tìm được vị ngữ trong câu đã đặt..

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực sáng tạo: biết vận dụng những điều đã học để đặt câu đúng cấu tạo và có ý nghĩa.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SGV Tiếng Việt 4 (tập 2).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS tìm chủ ngữ trong các câu sau:

a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.

b. Rai-ân là một cậu bé người Ca-na-da.

c. Cô bé chặt thoắt về nhà gọi anh.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án (đáp án là bộ phận được in đậm):

a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.

b. Rai-ân là một cậu bé người Ca-na-da.

c. Cô bé chặt thoắt về nhà gọi anh.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước, các em đã tìm hiểu về chủ ngữ, đặc điểm của chủ ngữ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về vị ngữ: Vị ngữ là gì? Vị ngữ dùng để làm gì? Chúng ta cùng làm các bài tập trong SGK để tìm câu trả lời.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được kiến thức.

- Vận dụng vào thực hành và trả lời những CH có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của vị ngữ (BT 1)

- GV mời 1 HS đọc BT 1, cả lớp đọc thầm theo: Bộ phận in đạm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.

Theo TRẦN TÙNG CHINH

b. Rai-an là một cậu bé người Ca-na-da.

Theo báo Tuổi Trẻ

c. Cô bé chạy thoắt về nhà gọi anh.

LÊ MINH

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH “Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?”.

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách hỏi - đáp, giơ thẻ hoặc ghép các từ ngữ trên bảng lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu

Tác dụng của bộ phận in đậm

a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.

Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu chủ ngữ.

b. Rai – ân là một cậu bé người Ca-na-da.

Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

c. Cô bé chạy thoắt về nhà gọi anh.

Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học