Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Dấu gạch ngang - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được công dụng của dấu gạch ngang.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định công dụng của dấu gạch ngang.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây và đọc các đoạn.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Các dấu gạch ngang trong đoạn a được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

+ Các dấu gạch ngang trong đoạn b được dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

+ Các dấu gạch ngang trong đoạn c được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Hoạt động 2: Nêu công dụng của dấu gạch ngang.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau và đọc các ý a, b.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Đọc thầm và quan sát kĩ cách viết các câu trong các trường hợp a và b, xác định câu nào có dấu gạch ngang.

+ Căn cứ vào vị trí của các dấu gạch ngang trong câu hoặc tổng thể cả đoạn văn để xác định xem các dấu gạch ngang trong các trường hợp a và b được dùng để làm gì hay có công dụng gì.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS thể hiện suy nghĩ của bản thân, có cách giải thích thủ vị, sáng tạo.

- GV chốt lại:

+ Trong trường hợp a, các câu có dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng, dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

+ Trong trường hợp b, dấu gạch ngang dùng để nối các từ trong một liên danh.

- GV mời 1 HS đọc ghi nhớ để nắm được các công dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang có thể được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và nối các từ ngữ trong một liên danh.

Hoạt động 3: Dấu câu nào có thể thay cho các bông hoa? Nếu công dụng của dấu câu đó.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được cách sử dụng của dấu gạch ngang.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Dấu câu nào có thể thay cho các bông hoa? Nếu công dụng của dấu câu đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV trình chiếu và thay thế các dấu câu vào mỗi bông hoa. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bộ phần a, b đã hoàn thành trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

+ a, Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội – Huế – Sài Gòn của nhà thơ

Lê Nguyên.

+ b, Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

– Làm khung diều.

– Đo và cắt áo diều.

– Ráp các bộ phận của diều.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại ghi nhớ Dấu gạch ngang.

+ Đọc trước nội dung Tiết học sau: Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật SGK tr.120.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học