Giáo án Kỉ niệm xưa lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì I.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: đề cao tình cảm gắn bó yêu thương giữa anh chị em họ và họ hàng nói chung..

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học:Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Cảm nhận được tình yêu của tác giả với ngôi nhà và những kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm giữa những người thân trong gia đình, họ hàng; biết chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm gắn bó, sẻ chia trong gia đình, dòng họ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS:HS đọc tên bài và quan sát bức tranh minh họa trong bài:

Giáo án Kỉ niệm xưa lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trong bức tranh em thấy các bạn đang làm gì?

+ Nó gợi cho em về kỉ niệm nào không?

- GV nhận xét, gợi ý:

+ Bức tranh vẽ các bạn đang chơi trò chơi dân gian.

+ Nó gợi nhắc về những kỉ niệm gắn bó với các bạn, cùng nhau trốn mẹ đi chơi buổi trưa nắng.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong bức tranh, các em thấy các bạn nhỏ đang chơi đùa rất vui vẻ. Các em hãy đọc bài Kỉ niệm xưa để tìm hiểu về các bạn nhỏ này nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu bài Kỉ niệm xưa, giọng thong thả, rõ ràng, tình cảm. Nhấn giọng, gây ấn tượng ở những từ ngữ khó hoặc gợi tả: râm ran, tít mù, lả tả, bất phân thắng bại, thân tiết, bền chặt,... Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối. GV kết hợp với HS giải nghĩa từ khó và những từ ngữ khác HS chưa hiểu (nếu có).

- GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện.

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 4 CH trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1. Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả như thế nào?

+ Câu 2. Mấy anh chị em chơi những trò chơi gì? Em thích những chi tiết nào trong hai đoạn văn miêu tả các trò chơi ấy?

+ Câu 3. Hình ảnh ông nội trong tâm trí các cháu vừa trang nghiêm vừa ấm áp. Hãy tìm những chi tiết trong bài đọc thể hiện điều đó.

+ Câu 4. Câu nào dưới đây nói lên ý nghĩa (chủ đề) của bài đọc? Tìm ý đúng: a) Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu.

b) Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi.

c) Sau này, khi đã lớn khôn, chị em chúng tôi vẫn thân thiết với nhau như hồi thơ bé.

d) Phải chăng bởi những kỉ niệm thơ bé ấy mà tình chị em con cô con cậu của chúng tôi vẫn bền chặt mãi qua thời gian?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài.

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

- GV mời vài cặp HS hỏi và đáp 4 CH đọc hiểu trước lớp. GV biểu dương các cặp trả lời tốt, chỉnh sửa lỗi sai (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp và nêu đáp án đúng:

+ (1) Ngôi nhà khung gỗ, có những cột gỗ lim lên nước đen bóng.)

+ (2) GV khuyến khích HS nói theo suy nghĩ cá nhân, VD: Tớ thích nhất chi tiết “ba anh em đánh nhau tốt mù khiến lá cây rơi lả tả”.

+ (3) Cảnh ông nội ngồi sau án thư bên cửa sổ, bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc thể hiện sự trang nghiêm. Còn cảnh ông thò đầu ra cửa sổ mắng yêu các cháu trai đang nghịch vừa thể hiện sự trang nghiêm vừa cho thấy tình cảm ấm áp của ông dành cho các cháu.

+ (4) Chọn đáp án d: Phải chăng bởi những kỉ niệm thơ bé ấy mà tình chị em con cô con cậu của chúng tôi bền chặt mãi qua thời gian.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc bài.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học