Giáo án Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài; bước đầu biết đọc văn bản kịch. Phát âm đúng các tên riêng nước ngoài (phiên âm) hoặc từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng / phút, Đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì I.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ sáng chế ra nhiều máy móc hiện đại để cuộc sống con người tốt đẹp hơn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Yêu thích các nhân vật có những ước mơ đẹp trong vở kịch.

- Nhận biết cách trình bày của văn bản kịch so với văn bản truyện, biết cách đọc kịch.

3. Phẩm chất

- Khích lệ sự sáng tạo và không ngừng mơ ước, khao khát biến ước mơ thành hiện thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy kể về kỉ niệm của em với người bạn thân.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý: kỉ niệm cùng đi học muộn, cùng trốn mẹ đi chơi, kỉ niệm cùng nhau học bài,...

- GV dẫn dắt HS vào bài: VD: Ở Vương quốc Tương Lai là một đoạn trích trong vở kịch có tên gọi Con Chim Xanh của nhà văn Bi Mát-téc-linh. Vở kịch kể về hành trình của hai anh em tên là Tin-tin và Mi-tin. Hai anh em đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một bạn hàng xóm. Ngày hôm nay, chúng ta hãy theo chân hai em bé đó để cùng chu du tới miền đất kì thú có tên gọi Vương quốc Tương Lai.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bài với giọng đọc diễn cảm.

- Giải nghĩa được những từ ngữ khó.

- Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe, đọc diễn cảm một lượt.

- GV giải thích hoặc mời 1 – 2 HS giải thích một số từ khó và những từ ngữ khác HS chưa hiểu (nếu có).

+ Ngọc bích: Ngọc có vân màu sặc sỡ, rất đẹp.

+ Công xưởng: nhà máy.

+ Sáng chế: chế tạo ra cái chưa từng có trước đó.

+ Trường sinh: sống lâu, sống mãi.

- Gv hướng dẫn HS đọc tên nhân vật: Tin – tin, Mi – tin.

- GV tổ chức cho HS đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước, lưu ý:

+ Đọc phân biệt lời dẫn của văn bản kịch với lời nhân vật trong kịch.

+ Biết nghỉ hơi trước khi đọc lời nhân vật, VD: Tin-tin: // Cậu đang làm cái gì với đôi cánh xanh ấy?

+ Đọc biểu cảm, thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của nhân vật.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV mời 5 HS đọc to, rõ ràng 5 câu hỏi, cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1. Vở kịch có những nhân vật nào?

+ Câu 2. Vì sao nơi diễn ra câu chuyện trong vở kịch được gọi là Vương quốc Tương Lai?

+ Câu 3. Theo em, mỗi sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai sẽ làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn như thế nào?

+ Câu 4. Em thích sáng chế nào? Vì sao?

+ Câu 5. Cách trình bày một vở kịch có gì khác với những câu chuyện mà em đã đọc (cách giới thiệu quang cảnh, nhân vật, cách xuống dòng, lời chỉ dẫn hành động của nhân vật,...)?

- GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm theo các câu hỏi tìm hiểu bài.

- GV mời 1- 2 nhóm ghép báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và chốt đáp án:

+ Câu 1: Vở kịch có các nhân vật: Tin-tin, Mi-tin (em gái của Tin-tin) và một số em bé.

+ Câu 2: HS nói theo suy nghĩ cá nhân dựa trên gợi ý của GV, VD: Vì đó là nơi ở của những em nhỏ sắp ra đời. / Vì đó là nơi có những điều kì diệu của tương lai. / Vì đó là nơi thể hiện những ước mơ về tương lai. / ...

+ Câu 3: HS nói theo suy nghĩ cá nhân dựa trên gợi ý GV, VD: Những sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai sẽ làm cho con người hạnh phúc hơn/ cuộc sống của con người kéo dài sẽ chứng kiến nhiều thay đổi thú vị/ con người có thể bay giống một con chim nên dễ dàng khám phá được những nơi mà trước đây khó khăn lắm họ mới tới được.

+ Câu 4: HS nói theo suy nghĩ cá nhân, GV dựa vào gợi ý, VD: Em thích những lọ thuốc trường sinh để ông bà em sống mãi với em. / Em thích cái máy làm cho con người hạnh phúc vì lúc ấy thế giới sẽ không còn những điều buồn phiền nữa. / Em thích thứ ánh sáng kì lạ vì trông nó rất thần kì. / Em thích chiếc máy dò tìm kho báu để có thể khám phá các bí mật còn giấu kín trên Mặt Trăng.

* GV có thể nói thêm: Những sản phẩm mà chúng ta có được ngày hôm nay đều bắt đầu từ mơ ước, mong muốn của một người hoặc một số người nào đó. Vì thế, đừng giới hạn ước mơ của mình vì biết đâu đó, ngày mai các em sẽ là chủ nhân cũ một sáng chế nào đó, mang lại điều tốt đẹp cho Trái Đất của chúng ta.

+ Câu 5: Những điểm khác của văn bản kịch so với truyện:

+ Vở kịch có hướng dẫn về cảnh trí.

+ Vở kịch có phần giới thiệu các nhân vật.

+ Vở kịch trình bày lời thoại của các nhân vật theo thứ tự; ghi rõ đó là lời của a

+ Vở kịch còn chú thích về hành động của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS: khi đọc kịch, cần thể hện giọng phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật, thể hiện được tình huống kịch và cảm xúc của nhân vật.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- Củng cố:

+ GV nêu ý nghĩa của vở kịch: vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó, trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, có thể làm nên nhiều điều kì diệu phục vụ cuộc sống.

+ GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS tích cực làm việc, biết trao đổi và chia sẻ với bạn về về bài học.

- Dặn dò:

+ GV dặn HS về nhà đọc sách, ghi phiếu đọc sách theo yêu cầu trong SGK, tr.71, TV 4, tập 1. HS có thể tìm truyện trong quyển Truyện đọc lớp 4 (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS nghe GV đọc mẫu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài, thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học