Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức:

- Phân tích được sự khác nhau trong phản xạ có điều kiện ở người, các động vật nói chung và thú nói riêng.

- Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ:

- Vận dụng kiến thức thực tế vào bài học

- Có ý thức học tập tự giác, tích cực

* Trọng tâm:

Đặc điểm phản xạ có điều kiện ở người, vai trò của tiếng nói, chữ viết, khả năng tư duy trừu tượng ở người.

1. Giáo viên: gợi ý, ví dụ đơn giản để HS dễ dàng tiếp nhận thông tin bài học

2. Học sinh: SGK, vở ghi

Trực quan + thuyết trình

1. Ổn định lớp: (1') Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ: (3') dựa vào các tính chất, phân biệt PXCĐK và PXCĐK

3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Từ nội dung kiểm tra bài cũ, dẫn vào bài

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HĐ 1: Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người

Mục tiêu: Hs Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK → trả lời câu hỏi:

+ Thông tin trên cho em biết những gì?

+ Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới, và ức chế các phản xạ cũ.

- GV nhấn mạnh: Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố → ức chế sẽ xuất hiện.

+ Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật những điểm nào?

- Cá nhân tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:

+ Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ từ rất sớm.

+ Bên cạnh sự thành lập, xảy ra quá trình ức chế phản xạ giúp cơ thể thích nghi với đời sống.

+ Lấy được các ví dụ như học tập, xây dựng thói quen.

+ Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện và ý nghĩa của chúng đối với đời sống.

+ Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ phức tạp của phản xạ.

- Lắng nghe GV mở rộng, tổng kết

- Ghi vở

Sự thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế có điều kiện là 2 quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau → giúp cơ thể thích nghi với đời sống.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HĐ 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết

Mục tiêu: Hs trình bày được vai trò của tiếng nói và chữ viết đối với hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin → Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống?

- GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế để minh hoạ.

- GV hoàn thiện kiến thức.

- HS tự thu nhận thông tin. Nêu được:

+ Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật → đọc nghe tưởng tượng ra được.

+ Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập → hình thành các phản xạ có điều kiện.

+ Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.

- là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

- là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HĐ 3: Tư duy trừu tượng

Mục tiêu: Hs trình bày được biện pháp giữ an toàn tai

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

- GV phân tích ví dụ: Con gà, con trâu, con cá,…có đặc điểm chung → Xây dựng khái niệm “Động vật” → GV tổng kết lại kiến thức.

- HS ghi nhớ kiến thức.

- KL chung: HS đọc kết luận SGK

- Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.

- Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá → là cơ sở tư duy trừư tượng.

4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 4’

GV: + YC HS đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ YC HS trả lời câu hỏi cuối bài

+ GV củng cố toàn bài

HS: + Đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ Trả lời câu hỏi cuối bài

+ Lắng nghe GV củng cố bài học

ND: HS ghi nhớ nhanh nội dung trọng tâm bài học, vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống

5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

Mục tiêu: HS khái quát được các nội dung chính của Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

GV: Yêu cầu học sinh đọc trước Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.

HS: Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

ND: Học sinh khái quát được nội dung Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học