Giáo án bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội, nêu rõ ý kiến và các luận điểm sử dụng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các từ khóa: Ham danh, sính ngoại, lừa đảo, sĩ diện,….

yêu cầu HS ghi lại 3 từ khóa em ấn tượng vào giấy note sau đó nộp lại cho GV - GV lựa chọn 3 từ khóa được ghi nhiều nhất đặt câu hỏi: Theo em các từ khóa này nói về vấn đề nào trong xã hội của chúng ta ngày nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 – 4 HS nêu ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Xác định các bước trình bày bài nói và nghe

a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi nghe

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định nội dung nghe.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nghe và trình bày.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- Các nhóm luyện nói

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

Buớc 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói 

- Các văn bản hài kịch mà em đã học gợi ra một số vấn đề xã hội rất sâu sắc, những vấn đề đó không chỉ ở trong quá khứ mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy chọn một vấn đề mà em quan tâm để trình bày ý kiến của mình

- Các vấn đề đó có thể là:

+ Thói háo danh, học đòi làm sang.

+ Bệnh sĩ diện.

+ Thói lửa gạt

+ Thói sinh ngoại.

- Để tăng hiệu quả giao tiếp, em xác định mục đích trình bày; những vấn đề mà người nghe quan tâm; thời lượng bài trình bày. Từ đó, xác định nội dung và cách trình bày phù hợp.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý 

Để tìm ý cho bài nói em hãy trả lời một số câu hỏi:

- Ý kiến của em về hiện tượng này là gi? Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ giúp củng cố cho lí lẽ của em?

- Có thể tìm kiếm, thu thập các câu chuyện, hình ảnh video clip nào liên quan đến bài nói để làm bằng chứng cho nhận định của mình?

- Từ những ý đã phác thảo, chọn những ý tiêu biểu để lập dàn ý (tham khảo cách làm ở bài Sự sống thiêng liêng)

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Sử dụng những kĩ năng đã học ở bài Sự sống thiêng liêng để tự luyện tập.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá

- Cần có thái độ cầu thị, lắng nghe, hoà nhã khi trả lời những câu hỏi, ý kiến phản biện

Lưu ý: cùng một vấn đề mỗi người có thể có cách tiếp cận riêng, có cách lí giải khác nhau và cần được tôn trọng

Hoạt động 2: Xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày

a. Mục tiêu: Xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIÊN SẢN PHẨM

NV1: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm mà GV đã chia để thống nhất các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe và tóm tắt nội dung.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

II. Các tiêu chí đánh giá 

Xem ở bảng kiểm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học