Giáo án bài Ôn tập trang 130 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Ôn tập trang 130 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức: 

- Kiến thức về thể loại hài kịch (nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại…)

- Kiến thức về tiếng Việt: đặc điểm và chức năng của trợ từ và thán từ.

2. Về năng lực:

- Trình bày được phần chuẩn bị cho các nội dung ôn tập đã thực hiện ở nhà.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

3. Về phẩm chất:

- Ý thức được sự bình đẳng, dân chủ, có thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung

- HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

d) Tổ chức thực hiện: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ của tiết ôn tập, báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

1-2 HS trả lời câu hỏi, nhóm trưởng báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà của các thành viên trong nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập. 

- Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1.

- Trình bày căn cứ để xác định chủ đề của một văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

1. Căn cứ để xác định chủ đề

- Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.         

- Để xác định chủ đề của tác phẩm văn học, cẩn dựa trên nhiều yếu tố như: nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn tử, thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ), cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột... (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch).

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

- Trình bày các bước để viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu

B3: Báo cáo, thảo luận: 

Đại diện nhóm trình bày;

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

2. Kiểu bài viết

- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Gv tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân

Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành trong bài nói và nghe.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thành câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận: 

Đại diện nhóm trình bày;

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

3. Những nội dung đã thực hành nói và nghe

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

C.  HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Khái quát lại những nội dung đã học bằng hệ thống bài tập.

b) Nội dung

- GV tổ chức cho HS tham gia các trò chơi, nêu các câu hỏi yêu cầu suy nghĩ, hoàn thành các câu hỏi của các bài tập.

- HS tham gia các trò chơi, yêu cầu suy nghĩ, hoàn thành các câu hỏi của các bài tập của GV. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):

Thực hiện bài tập: 

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nêu và giải thích đặc điểm chính của hải kịch. Minh hoạ một trong những đặc điểm ấy bằng các dẫn chứng rút ra từ một trong ba văn bản hài kịch đã học.

3. Luyện tập 

Câu 1:

* Các đặc điểm chính của hài kịch:

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động cúa các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ... ) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch.

- Xung đột kịch thường này sinh đựa trên sự di lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực.

- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giá biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý vẻ cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng…

* Ví dụ minh họa:

Trong văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương

- Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt:  Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đề đẩy người dân vào sự nghèo khó.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học