Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 95 - Cánh diều

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

- Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

- Vận dụng được hiểu biểt về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Biết tự học và tự chủ trong việc đọc, nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa.

- Có năng lực giao tiếp tốt, hợp tác nhóm tích cực, biết giải quyết nhiệm vụ được giao trong bài học một cách sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học qua việc:

+ Nhận diện nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

+ Vận dụng nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn để viết đoạn văn, trong khi nói, khi viết.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Em hãy quan sát bức tranh và cho biết câu trả lời của người anh có liên quan gì đến câu nói của người em không?

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 95 | Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài thơ “Tiếng Việt” nhà thơ Lưu Quang Vũ có viết:

“Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ”

Đó chính là phát hiện, đúc rút sâu sắc về những đặc trưng của tiếng nói dân tộc, vừa cứng cỏi, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa chân chất, mộc mạc, vừa óng ả, tinh tế. Trong chương trình ngữ văn nói chung và chương trình ngữ văn lớp 8 nói riêng. Các tiết thực hành Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta biết cách sử dụng tiếng Việt đúng hơn, đẹp hơn, hay hơn. Bên cạnh đó, các tiết học tiếng Việt còn giúp chúng ta bồi đắp năng khiếu thẩm mỹ, lòng tự hào và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài học nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn ngày hôm nay cũng nhằm mục đích đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn

a. Mục tiêu: Nắm vững tri thức về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nêu hiểu biết của em về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

+ Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK để chuẩn bị nội dung trả lời.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

1. Nghĩa tường minh

- Nghĩa tường minh của câu là nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.

2. Nghĩa hàm ẩn

- Nghĩa hàm ẩn của câu là nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh.

3. Phân biệt

- Giống nhau: Đều sử dụng lời nói để diễn đạt thông tin

- Khác nhau:

+ Tường minh: Diễn đạt trực tiếp điều muốn nói.

+ Hàm ẩn: Điều muốn nói không trực tiếp diễn đạt bằng từ ngữ trong câu mà phải suy ra từ những từ ngữ ấy -> Diễn đạt gián tiếp điều muốn nói.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 (trang 95/SGK).

- GV chia lớp làm 3 nhóm, hướng dẫn HS cách xác định nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp.

+ Nhóm 1 – câu a

+ Nhóm 2 – câu b

+ Nhóm 3 – câu c

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bài tập 1 (trang 95/SGK)

a) Câu: "Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm." là lời khoe khoang của ông Nha với Văn Sửu và ông Thình về mối quan hệ của mình với lãnh đạo cấp trên (thuộc văn bản Đổi tên cho xã).

b) Câu: "Thằng cha lang băm nào cho anh cái đơn kính này thế?" là lời chê bai của ông bác sĩ xem mắt cho nhân vật "tôi" trong văn bản Cái kính, tỏ ý chê bai về việc nhân vật "tôi" không bị cận nhưng lại được chỉ định đeo kính.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học