Giáo án bài Thi nói khoác - Cánh diều

Với giáo án bài Thi nói khoác Ngữ văn lớp 8 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS tiếp tục nhận biết được các yếu tố hình thức của truyện cười (nhân vật, lời thoại).

- HS hiểu được các yếu tố nội dung của văn bản (đề tài, ý nghĩa).

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Thông qua các hoạt động học tập để phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thi nói khoác.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: ghét những thói hư tật xấu, biết phê phán, loại bỏ những tật xấu trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh bìa sách truyện cười dân gian Việt Nam, link web đọc thêm về truyện cười dân gian.

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS xem video một truyện cười dân gian Việt Nam và phát vấn về video.

- GV nêu câu hỏi trước khi xem video: Điều gì khiến cho em cười sau khi xem, nghe truyện trong video sau?

- GV cho HS xem video: Đến chết vẫn hà tiện

https://www.youtube.com/watch?v=k8u5ZsIfYrA

- GV mời HS phát biểu ý kiến

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nhận biết được thể loại, các yếu tố hình thức của văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Thi nói khoác.

c. Sản phẩm: HS nắm được nội dung của tác phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ, chia các nhóm 4-6 HS/ nhóm; HS chuẩn bị tìm hiểu thảo luận tại nhà.

Câu hỏi

Câu trả lời

1. Thể loại của văn bản?

 

2. Ý nghĩa nhan đề của văn bản?

 

3. Xuất xứ văn bản.

 

4. Các nhân vật trong văn bản?

 

5. Tại sao nói “Thi nói khoác là một truyện cười ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”?

 

- GV hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu và mời HS đọc văn bản

- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận nhiệm vụ học tập và thực hiện tại nhà

- HS báo cáo kết quả tại lớp

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

- Thể loại: Truyện cười dân gian.

- Ý nghĩa nhan đề: “Thi nói khoác” là thi nói những điều không có thật trong cuộc sống.

- Xuất xứ: Tác phẩm in trong “Truyện cười dân gian Việt Nam”.

- Nhân vật: bốn viên quan và 1 tên lính hầu.

- “Thi nói khoác” là một truyện cười ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật” vì:

- Dung lượng ngắn gọn

- Cốt truyện đơn giản:

+ Ít nhân vật: bốn viên quan và một tên lính hầu

+ Sự việc đơn giản: bốn viên quan thi nhau nói những điều không có thật trong thực tế để xem ai nói giỏi hơn

+ Mỗi viên quan nói một lượt lời và kết thúc bất ngờ ở lời tên lính hầu.

“Thi nói khoác” là truyện cười dân gian mang những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện cười.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Phân tích được gây cười trong câu chuyện và rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia nhóm, tổ chức thảo luận và hoàn thành bảng sau:

Câu hỏi

Nội dung trả lời

1. Em hãy chỉ ra hoàn cảnh và lời nói khoác của bốn viên quan trong cuộc thi nói khoác.

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cuộc thi nói khoác giữa bốn viên quan

- Hoàn cảnh cuộc thi nói khoác:

+ Bốn viên quan được nghỉ

+ Bốn người rủ nhau đánh chén Hoàn cảnh dễ khiến con người nói khoác

- Lời thoại của bốn viên quan:

+ Ông thứ nhất

+ Ông thứ hai

+ Ông thứ ba

+ Ông thứ tư

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học