Giáo án bài Thực hành đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Thực hành đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I.MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 7: Tin yêu và ước vọng
- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.
- Vận dụng các kiến thức đã học về thơ tự do để thực hành đọc văn bản: Bài thơ về tiểu độ xe không kính.
3. Về phẩm chất
- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản truyện lịch sử đã học trong Bài 7: Tin yêu và ước vọng.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Thực hành đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng các kiến thức về thơ tự do để tìm hiểu văn bản. 1. Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. 3. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. 4. Đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi gợi ý. Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến thức. |
1. Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ - Số tiếng trong mỗi dòng: không cố định - Số dòng trong mỗi khổ: 4 dòng - Vần chân (tim - chim, già - ha, rơi - tới,...) - Nhịp thơ linh hoạt 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn a. Những chiếc xe không kính - Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. - Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất: Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy. => Nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh, sự hiểm nguy nơi chiến trường và tinh thần lạc quan của người lính lái xe. b. Người lính lái xe * Tư thế của người lính khi đối mặt với khó khăn: - Tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước. - Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn: Gió vào xoa mắt đắng Con đường chạy thẳng vào tim Sao trời, đột ngột cánh chim => Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ. * Tinh thần lạc quan: - Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”. - Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính. - Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)