Giáo án bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

- HS học hỏi được cách nêu luận đề, xây dựng luận điểm và xây dựng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc

- HS hiểu được bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn, biết tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp cận văn bản văn học của người khác

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

b. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

3. Phẩm chất

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 67)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc nêu suy nghĩ của em về sức cuốn hút của sách và việc đọc đi đọc lại một tác phẩm nhiều lần

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

- Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người. Theo em, điều tạo nên sức cuốn hút ấy là những câu chuyện những bài học tạo lên ý nghĩa tiềm ẩn ở bên trong. Sách văn học không chỉ ở trong văn bản mà còn nằm ở trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

- Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, đây không phải là điều hiển nhiên, có tính cố định, mà là kết quả của một quá trình cảm thụ, suy ngẫm, khám phá. Cùng với sự trải nghiệm và trưởng thành qua thời gian, mỗi lần đọc là người đọc một lần khám phá thêm những lớp ý nghĩa mới của tác phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, trong cuộc sống, mỗi sự vật đều có giá trị, ý nghĩa riêng. Một trong những vật có giá trị vô cùng lớn và mang ý nghĩa quyết định đến đời sống con người chính là sách. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc mở mang hiểu biết cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Tuy nhiên, với cùng một quyển sách, cùng một nội dung nhưng mỗi người lại có những cách nhìn nhận, cách cảm nhận khác nhau và thậm chí vẫn là quyển sách đó nhưng nếu ta cứ đọc đi đọc lại nhiều lần thì có khả năng mỗi lần đọc lại, ta lại có một cách cảm nhận mới khác với lần cảm nhận trước đó. Vậy tại sao lại có điều này, tại sao cùng một nội dung nhưng lại có nhiều cách nhìn nhận khác nhau? Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi học xong bài học ngay hôm nay, các em mở sách vở chúng ta bước vào bài mới: Văn bản 2 – Đọc văn- Cuộc chơi tìm ý nghĩa của tác giả Trần Đình Sử.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả và văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Đình Sử?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

1. Tác giả

- Trần Đình Sử là một giáo sư, tiến sĩ lý luận văn học, Nhà giáo Nhân dân, giảng viên Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học khác ở Việt Nam. Ông là một trong những nhà lí luận văn học hàng đầu của Việt Nam và có nhiều đóng góp trong việc làm thay đổi diện mạo nền lí luận, phê bình văn học của Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI

2. Tác phẩm

Đọc – cuộc chơi tìm ý nghĩa được trích trong Đọc văn học văn (NXB Giáo dục, 2001)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học