Giáo án bài Đại Nam quốc sử diễn ca - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Đại Nam quốc sử diễn ca Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Những hiểu biết sơ lược về tác giả Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái và tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca.

- Nội dung bao quát của văn bản, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của văn bản.

- Liên hệ kết nối với văn bản Hoàng Lê nhất thống chí; Viên tướng trẻ và con ngựa trắng để hiểu hơn về chủ điểm Âm vang của lịch sử.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện và phát huy phẩm chất yêu nước, trân trọng lịch sử và tự hào về cốt cách kiên cường của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Kiến về tổ.

Thể lệ: Mỗi học sinh xung phong tham gia bằng cách giơ tay. Nếu học sinh trả lời sai, học sinh khác có thể giúp bạn trả lời lại. Học sinh trả lời đúng, khen thưởng bằng sự vỗ tay của các bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh xung phong chọn thứ tự con kiến cần giúp về tổ. Giáo viên mở yêu cầu câu hỏi. Học sinh trả lời đúng thì kiến được về tổ, nếu sai thì học sinh khác tiếp sức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi 1, 2…

Bước 4: Kết luận, nhận định :

- Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần)

Kết nối vào bài: Các em thân mến, trò chơi Kiến về tổ đã khiến chúng ta bồi hồi nhớ về các nhân vật, sự kiện lịch sử thật hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Cùng với văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, Viên tướng trẻ và con ngựa trắng bài học hôm nay là một đoạn thơ kết nối với chủ điểm Âm vang của lịch sử sẽ giúp các em trân trọng và tự hào hơn về lịch sử của đất nước với hơn bốn nghìn năm văn hiến. Mời các em đến với đoạn trích từ văn bản đọc kết nối chủ điểm: Đại Nam quốc sử diễn ca của tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng đọc đã học ở những bài trước như dự đoán, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao yêu cầu cho học sinh:

+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (Năm sinh, năm mất, quê quán của tác giả)

+ Tìm hiểu những thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, yếu tố biểu đạt…)

+ Trình bày đặc điểm hình thức của thơ lục bát.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi; ghi kết quả vào Phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời hai nhóm trả lời câu hỏi.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, chốt ý.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Tác giả ban đầu:

+ Lê Ngô Cát, quê quán: Hà Nội. Đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán.

+ Ông đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng.

- Tác giả chỉnh sửa:

+ Phạm Đình Toái, quê quán: Nghệ An.

+ Ông đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử như xướng danh, yết bảng.

2. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Trích từ “Đại Nam quốc sử diễn ca”

- Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.

- Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm.

- Tác phẩm viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.

- Yếu tố biểu đạt chính: Tự sự.

- Nội dung: kể 2 sự kiện lịch sử Chuyện Phù Đổng Thiên Vương và Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.

3. Đặc điểm hình thức của thể thơ lục bát

- Thể thơ lục bát với 1 dòng thơ 6 chữ và 1 dòng 8 chữ. Cách gieo vần và luật bằng trắc giúp người đọc dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ. Việc thể hiện bằng thơ khiến nội dung sự việc có ý nghĩa hàm súc hơn, người đọc cần tham khảo thêm các thể loại khác như truyện lịch sử, truyền thuyết, …để nắm rõ sự việc.

- Đoạn trích đã làm nổi bật chí khí anh hùng và tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu: Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược ở thời Hùng Vương thứ sáu và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán do tên thái thú Tô Định cầm đầu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học