Giáo án bài Ôn tập trang 98 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Ôn tập trang 98 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

- Hệ thống các kiến thức đã học về một số yếu tố của truyện lịch sử.

- HS nêu được nội dung bao quát của văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật.

2. Về năng lực:

- Trình bày được phần chuẩn bị cho các nội dung ôn tập đã thực hiện ở nhà.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các nhiệm vụ ôn tập.

3. Về phẩm chất:

- Trân trọng, tự hào về lịch sử, con người Việt Nam

- Trách nhiệm: Giữ gìn, phát huy những nét đẹp có tính lịch sử, văn hóa của đân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” cho hai đội; yêu cầu HS nhắc lại những nội dung và kiến thức đã được học trong bài 9.

1. Tác giả của văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” là ai?

A. Ngô gia văn phái

C. Ngô Thì Chí

B. Ngô Thì Du

D. Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch

2. Truyện viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về nhân vật lịch sử nào?

A. Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn

B. Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản

C. Chiêu Thành Vương, chú ruột của Hoài Văn

3. Xác định thể loại của văn bản “Bến nhà rồng năm ấy”.

A. Truyện ngắn

C. Truyện viễn tưởng

B. Tiểu thuyết

D. Truyện lịch sử

4.Trong những câu sau,câu nào là câu khiến?

A. Mèo con đã đi học rồi sao?

C. Ôi chao, nắng giòn tan!

B. Thế chúng ta đi cùng nhau vậy.

D. Tiếng tù và rúc một hồi dõng dạc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, chia sẻ ý kiến.

- Đội nào trả lời nhanh và đầy đủ nhất sẽ được điểm thưởng.

- Sau khi HS trả lời xong GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu

- Củng cố, tổng hợp lại những kiến thức đã học.

- Khắc sâu chủ đề của bài học

- Trình bày được một số nội dung chính qua các VB truyện đã học.

- Xác định được biệt ngữ xã hội và chức năng, giá trị của biệt ngữ xã hội.

- Trình bày được những đặc điểm của kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học.

- Trình bày được yêu cầu khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

b. Nội dung

- Hs làm bài tập 1,2,3 theo bảng so sánh và câu hỏi trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

GV yêu cầu HS Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 9.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

1. Truyện lịch sử

- Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân ...) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

- Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ...

- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyển truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học