Giáo án bài Cái chúc thư - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Cái chúc thư Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận diện và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng…

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu di sản văn hóa dân tộc qua các tác phẩm kinh điển xưa.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, học hỏi những phương pháp mới để phát triển bản thân.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm học tập phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

Nhiệm vụ 1: GV kiểm tra kiến thức về thể loại Hài kịch qua công cụ Plickers trực tuyến. Các câu hỏi thiết kế như sau:

1. Thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người là:

a. Bi kịch

b. Chính kịch

c. Hài kịch

d. Bi hài kịch.

2. Nhân vật của hài kịch gồm những hạng người như thế nào?

a. Hiện thân cho các thói hư tật xấu.

b. Những con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng.

c. Những con người có lý tưởng sống cao đẹp.

d. Đại diện cho vẻ đẹp về tâm hồn của con người.

3. Hành động trong hài kịch là?

a. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

b. Lời thoại, điệu bộ, cử chỉ

c. Các lời dẫn sân khấu.

d. Sự sắp xếp diễn biến kịch.

4. Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch đều dẫn tới điều gì?

a. Lời thoại của các nhân vật

b. Thủ pháp trào phúng

c. Xung đột và giải quyết xung đột.

d. Ngoại hình của các nhân vật.

5. Tác phẩm nào dưới đây thuộc thể loại kịch?

a. Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

d. Gia tài (Vũ Đình Long)

c. Dòng sông đen (Jules Verne)

d. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Chief Seattle)

Nhiệm vụ 2: GV cho HS trao đổi, thảo luận và chia sẻ những hiểu biết của mình về chúc thư.

Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích thế nào và thường do ai lập? Điều gì bảo đảm cho một bản chúc thư có giá trị?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Bài học Cái chúc thư sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về thể loại này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Có nhận thức khái quát về văn bản.

b. Nội dung: Đọc phân vai, hóa thân thành nhân vật và trả lời câu hỏi dự đoán, suy luận.

c. Sản phẩm học tập: Trích đoạn kịch hoàn chỉnh do HS biểu diễn, câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV 1. Đọc, trải nghiệm đóng vai

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV phân vai cho hs hóa thân vào nhân vật.

- Chuẩn bị: diễn viên: 6 bạn hs; đạo cụ: 1 ghế

- Các vai diễn: Hy Lạc, Khiết, Lý, Thận Trọng, 2 thư ký.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

* NV 2: Dự đoán, suy luận

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi dự đoán và suy luận trong bài.

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc, trải nghiệm đóng vai

Yêu cầu: Các nhân vật thể hiện giọng điệu và hành động giống với đặc trưng tính cách từng nhân vật.

2. Dự đoán, suy luận

a. Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học