Giáo án bài Những câu hát than thân

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức

+ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân.

+ Tích hợp với Tiếng Việt ở khái niệm đại từ, với phần Tập làm văn ở quy trình để tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong thơ trữ tình.

3. Thái độ

- Cảm thông với những số phận vất vả, bất hạnh đáng thương, thái độ học tập tích cực.

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, SGK, SGV,Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, Tuyển tập Ca dao dân ca VN...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài, sưu tầm ca dao cùng đề tài.

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Kiểm tra sự chuẩn bài của học sinh. Đọc thuộc lòng những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, về tình cảm gia đình. Nêu giá trị nội dung chung, tư tưởng ngắn gọn của từng bài?

3. Bài mới

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ con người đối với quê hương, đất nước, mà còn là tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích

-GV: Yêu cầu đọc: Giọng hầm chậm, buồn buồn. Nhấn mạnh mô típ “thương thay” “thân em”

- GV cho 2 học sinh đọc cả 2 bài bài 1 và 3

- GV nhận xét học sinh đọc

- HS đọc chú thích

- Giải thích chú thích số 5, 8

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích

- Lưu ý chú thích:

+ Hạc( chim hạc): chim lớn, cẳng cao, cổ và mỏ dài, thường được dùng tượng trưng cho sự sống lâu. ở đây là hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.

+ Gió dập sóng dồi: ở đây ý nói gió to sóng lớn dồn dập, xô đẩy

HĐ2. HD đọc hiểu văn bản:

- HS đọc diễn cảm cả bài sau đó trả lời các câu hỏi.

H:Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao?

II.Tìm hiểu và phân tích văn bản

1. Bài thứ nhất:

“ Thương thay........nào nghe”

-> Điệp ngữ

H. Điệp ngữ: Thương thay có tác dụng gì?

- Mô típ: Thương thay mở đầu mỗi bài thơ bày tỏ thái độ trực tiếp, rõ ràng tình cảm của người đối với những con vật -> Sự suy ngẫm, than thở, thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ.

H: Hình ảnh con tằm ở câu đầu thể hiện điều gì?

H: Hình ảnh con kiến trong câu ca dao khiến em liên tưởng đến hình ảnh nào?

- Hình ảnh ẩn dụ:

+ Hình ảnh con tằm: “kiếm …. nhả tơ ” người nông dân bán sức mình suốt đời cho kẻ giàu sang trong xã hội.

+ Thân phận con kiến:  như con người thấp cổ, bé họng, nhỏ nhoi, yếu ớt, có nhiều đức tính tốt nhưng suốt đời vất vả.

H:Tại sao người nông dân lại ví mình như con hạc, con cuốc?

+ Hạc lánh đường mây: Cuộc đời phiêu bạt, vô định

+ Con cuốc giữa trời: Sự cô độc giữa không gian rộng lớn.

“Dẫu kêu …nghe” Sự oan khiên, tủi nhục, tuyệt vọng của kiếp lầm than.

H: Bài ca dao trên tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? (lưu ý tác dụng của mô típ “thương thay”)

-> Bài ca:

+ Vừa là lời than thở về nỗi khổ nhiều bề của người lao động xưa về cuộc đời mình.

+ Vừa là nỗi cảm thông của nhân dân trước những số phận bất hạnh nhỏ bé.

- HS đọc diễn cảm bài ca dao và trả lời câu hỏi.

H:Em biết gì về” trái bần”

H:Tìm những dấu hiệu nghệ thuật trong bài ca dao?

GV: Tên gọi của hình ảnh trái bần dễ gợi liên tưởng đến thân phận nghèo khó. Trong ca dao Nam Bộ các hình ảnh cây trái như: bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời thân phận đau khổ, đắng cay. Ngoài ra hình ảnh này cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.

Kĩ thuật động não

2. Bài thứ 2:

“Thân em như........tấp vào đâu”

- Hình ảnh trái bần trôi, gió dập sóng dồi….

-> So sánh, động từ mạnh, thành ngữ: Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung, chi tiết. Trái bần bé nhỏ bị gió dập sóng dồi, xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông.

H: Hình ảnh trái bần trôi cho em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?

-> Thân phận nhỏ bé, chìm nổi, đắng cay, chịu nhiều đau khổ, trôi dạt vô định giữa sóng gió cuộc đời của người phụ nữ xưa. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời, XHPK luôn muốn nhấn chìm họ.

Oán trách xã hội đã rẻ rúng thân phận người phụ nữ, vùi dập họ, không cho họ tìm đến bến bờ hạnh phúc

H: Qua đó nhân dân muốn bộc lộ tư tưởng gì?

- Hãy đọc một số câu ca dao có sử dụng mô típ “Thân em”

H. Những bài ca trên tập trung phản ánh những nội dung nào?

3. Tổng kết:

- Nội dung

+ Thân phận nhỏ bé, cay đắng của người nông dân và người phụ nữ trong xã hội xưa.

+ Niềm thương cảm dành cho những thân phận đó và nỗi căm ghét xã hội vô nhân đạo đã đày đoạ những người lao động lương thiện.

H:Nêu đặc sắc nghệ thuật của các bài ca dao trên?

- Nghệ thuật: Phép so sánh, ẩn dụ, mượn hình ảnh con vật, sự vật gần gũi, bé nhỏ làm biểu tượng cho thân phận nhỏ nhoi, bất hạnh cuả con người.

4. Củng cố, luyện tập

- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về một trong bốn bài ca dao vừa học?

- Đọc thêm những bài ca dao than thân

- Cảm nghĩ chung của em về những bài ca dao trên?

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng và phân tích văn bản

- Sưu tầm tiếp những câu cao dao bát đầu bằng từ Thân em

- Soạn và sưu tầm: Những câu hát châm biếm

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học