(KHBD) Giáo án Đức tính giản dị của Bác Hồ (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Đức tính giản dị của Bác Hồ đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:




Lưu trữ: Giáo án Đức tính giản dị của Bác Hồ (sách cũ)

1. Kiến thức

- Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ.

- Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc điểm là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp bình luận với biểu cảm

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận.

3. Thái độ

- Trân trọng và yêu quý vị lãnh tụ kính mến của dân tộc.

- Có ý thức học hỏi sự giản dị trong cuộc sống.

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

CH1: Cho biết bố cục và luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ?

CH2: Để chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra nhưng dẫn chứng và lí lẽ như thế nào? Nhận xét của em về nghệ thuật nghị luận của tác giả?

3. Bài mới

Trong buổi lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.1970), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc bài diễn văn quan trọng: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại". Trong đó ông đã phân tích và chứng minh sâu sắc đức tính giản dị của Bác Hồ.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ 1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc

- Giáo viên đọc mẫu một đoạn

Gọi 2- 3 HS đọc hết bài

?Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng?

? Nêu xuất xứ của tác phẩm?

(Trong bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 80 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:

1.Đọc:

- Yêu cầu: Rõ ràng, mạnh lạc, vừa sôi nổi vừa cảm xúc, lưu ý những câu cảm

- HS đọc chú thích SGK

H: Thế nào là nhất quán? hiền triết?

Thâm nhập?

Tu hành?

- GV giải thích những từ khó mà HS chưa rõ (nếu có)

2. Chú thích:

a.Tác giả:

+ Phạm Văn Đồng (1906- 2000), quê Đức Tân – Mộ Đức – Quảng Ngãi.

+ Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn của đất nước.

b. Tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”

c. Từ khó:

+ Nhất quán: Thống nhất, không khác biệt từ trước đến sau.

+ Hiền triết: Người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao siêu, người đời tôn sùng.

+ Thâm nhập: Vào sâu bên trong

+ Tu hành: Rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những quy định chặt chẽ của 1 tôn giáo nào đó.

HĐ 2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

CH: Xác định thể loại văn bản?

CH:Vấn đề tác giả nêu ra ở đây là gi?.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản:

- Nghị luận chứng minh, kết hợp bình luận, biểu cảm

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

? Xác định bố cục của văn bản?

H: Em có nhận xét gì về bố cục này?

- Vấn đề tác giả nêu ra đây là gì?

2. Bố cục: 2 phần

- Mở bài: Đoạn 1(câu 1,2 chính + đoạn nhỏ 2)

- Thân bài: Còn lại

- Kết bài: Không có (vì đây là một đoạn trích)

- HS: Đọc đoạn: “Con người….lợi”.

CH: Đức tính giản dị và khiên tốn của Bác Hồ được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào? trước khi được chứng minh.?

3.Phân tích:

a.Đặt vấn đề: Vừa nêu trực tiếp vừa nhấn mạnh.

- Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, khiên tốn của Bác Hồ.

=> Khám phá, đóng góp của tác giả.

=> Hài hoà kết hợp và thống nhất giữa hai phẩm chất vĩ đại và giản dị, chính trị và đạo đức trong con người, lối sống, tính cách của Bác Hồ.

- Tác già giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng đầy sống gió của Bác vì một mục đích vô cùng cao đẹp: “Tất cả vì nước, vì dân,” vì sự nghiệp CM, không gợn chút cá nhân.

CH: Trong câu văn đầu tiên tác giả đã nêu ra luận điểm nào?

- Luận điểm đó chứa những luận cứ nào? Chỉ rõ lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn văn đó?

CH:Em có thể đọc một số câu thơ, hoặc một mẫu chuyện viết về đời sống giản gị của Bác Hồ?

Ví dụ:

- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ, đậm đà.

- Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời.

Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.

-Nơi Bác ở sàn mây, vách gió

Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà

Thơ Bác Hồ viết mình:

- Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ.

Trần mà như thế kém gì tiên

(Sáu mươi tuổi)

- Giáo viên kể thêm chuyện STK – (T 116)

b.Giải quyết vấn đề

(Chứng minh vấn đề)

b1: Sự giản dị của Bác Hồ ở các khía cạnh: sinh hoạt, lối sống và việc làm:

+ Bữa cơm: chỉ vài ba món đơn giản, cách ăn cẩn trọng , gọn gàng.

Tác giả xen kẽ nêu cảm xúc “ chúng ta cùng cảm thấy Bác…. phục vụ”.

+ Cái nhà sàn: vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, hương thơm.

=> Xen kẽ câu cảm thán: “Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” => đoạn nghị luận trở nên hấp dẫn:

+ Lối sống: Luôn tự mình làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ. Trong cách đặt tên cho các đồng chí phục vụ.

HS: Đọc đoạn: Nhưng chớ hiểu lầm.. ngày nay.

CH: Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng dẫn chứng hay lí lẽ?Tác dụng của cách viết này là gì?

HS: Thảo luận câu hỏi sau:

CH: Vì sao tác giả nêu:Đó là cuộc sống thực văn minh?

=> Cuộc sống không mang đến vật chất

b2. Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần:

- Đoạn văn: “Nhưng chớ… ngày nay”

- Là đoạn văn giải thích- bình luận bằng lí lẽ, mở rộng và đi sâu vào vấn đề bằng cách phân biệt lối sống giản dị nhưng “vẫn sôi nổi và phong phú” của Bác với lối sống khắc khổ của nhà tu hoành và thanh tao, cô độc của nhà hiền triết.

- Khẳng định sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp – cuộc sống không màng hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. Đó là một đời sống văn minh và là một tấm gương sáng trong thế giới ngày nay.

=> Lí lẽ trên đánh giá cao ý nghĩa và giá trị lối sống của Bác Hồ.

CH:Đoạn tiếp theo tác giả chứng minh khía cạnh nào cuả đức tính giản dị và khiêm tốn?

CH:Em hiểu như thế nào qua hai câu trích làm dẫn chứng đó?

CH: Em có thể lấy ví dụ dẫn chứng về cách nói và viết của Bác Hồ thật giản dị?

CH:Em nhận xét gì về chức năng câu “Những chân lí.. cách mạng..?”

CH:Nêu giá trị nội dung và nguyên tắc tiêu biểu của văn bản này?

CH:Em có nhận xét gì các dẫn chứng và lí lẽ của văn bản?

b3. Sự giản dị trong lời nói và bài víết:

- Dẫn chứng:

+ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…đổi…”

=> Đó là cách nói và viết trong sáng, dễ hiểu đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc, tiếp câu với chân lí.

Câu: “Những chân lí thật giản dị… cách mạng”

- Câu kết cho một luận điểm nhỏ.

- Giáo viên nêu câu hỏi phần luyện tập.Giáo viên đọc: Tài liệu tham khảo :SGV

4.Tổng kết: Ghi nhớ: SGK -T55

- Lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục, toàn diện.

- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Kết hợp bình luận và biểu cảm.

4. Củng cố, luyện tập

-Từ bài văn này, em học tập được gì từ BH?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong bài văn này?

5. Hướng dẫn về nhà

Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ

Làm các bài tập phần luyện tập.

Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học