Giáo án bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức

- Học sinh nắm vững công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm hỏi.

2. Kĩ năng

- Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả trong nói và viết

3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

- Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ

- Kiểm tra bài tập 3 trong bài phép liệt kê ?

3. Bài mới

- Những dấu câu tưởng như không cần thiết hay không quan trọng, nhưng thực ra chúng có vai trò rất quan trong trong giao tiếp và diễn đạt.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu dấu chấm lửng:

- HS đọc bài tập 1 SGK trang 121.

?Trong các câu a,b dấu chấm lửng dấu chấm lửng dùng để làm gì?

? Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?

- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK

I. Dấu chấm lửng

1. Bài tập

a. Bài tập 1: Chức năng của dấu chấm lửng

* Câu a: Biểu thị phần liệt kê tương tự, không viết ra.

* Câu b: Biểu thị tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói.

* Câu c: Biểu thị sự bất ngờ của thông báo

b. Bài tập 2: Công dụng của dấu chấm lửng

   + Rút gọn phần liệt kê

   + Nhấn mạnh tâm trạng của người nói

   + Giãn nhịp điệu câu văn

   + Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm.

2. Kết luận:

   * Ghi nhớ 1- SGK

HĐ2. HDHS tìm hiểu dấu chấm phảy:

- GV gọi HS đọc bài tập II1,SGK trang 122.

? Dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

H:Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy?

II. Dấu chấm phẩy

1. Bài tập

* Chức năng của dấu chấm phẩy:

   + Trong câu a: Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu một câu ghép.

   + Trong câu b: Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa, phức tạp.

* Câu a: Có thể thay thế được bằng dấu phẩy,và nội dung của câu không bị thay đổi.

* Không thay đổi được vì:

   + Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.

   + Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.

2. Kết luận:

* Ghi nhớ 1- SGK trang 122

HĐ3. HDHS luyện tập

- GV hướng dẫn hs đọc và xác định các yêu cầu bài tập.

- HD HS xác định công dụng của các dấu câu

- HS viết => đọc

- Nhận xét

III. Luyện tập

1. Bài 1:

a. Dạ, bẩm… biểu thị sự sợ hãi, lúng túng

b. Biểu thị câu nói bỏ dở

c. Biểu thị phần liệt kê không nói ra

2. Bài 2:

- a,b,c đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép

3. Bài 3:

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu tác dụng của dấu chấm lững và dấu chấm phẩy

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ 1,2

- Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học