Giáo án bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ.
- Bước đầu thấy được bố cục thường gặp trong một bài thơ tuyệt cú.
2. Kĩ năng
- Luyện khả năng đọc, phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
- Bước đầu so sánh phần âm chữ Hán với bản dịch thơ
3. Thái độ
- Ý thức ham học hỏi,Tình yêu quý gắn bó với quê hương, có ý thức bảo vệ và xây dựngTổ quốc.
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Soạn bài, SGK, SGV, đọc sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra vở ghi.
C1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch?
C2. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” có phải đơn thuần chỉ tả cảnh thác nước hay không ? Vì sao?
3. Bài mới
“Vọng nguyệt hoài hương” (trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Ngay đối với các nhà thơ đời Đường ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu, cảm động, man mác. Chẳng hạn ĐPhủ đã viết:
“Sương từ đêm nay trắng xoá
Trăng là ánh sáng của quê nhà”
Còn Bạch Cư Dị thì:
“Xem trăng sáng có lẽ cũng rơi lệ
Một mảnh tình quê, năm anh em ở năm nơi đều giống nhau”
- Vầng trăng là một biểu tượng trong văn học. “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của lý Bạch là một bài thơ chọn đề tài quen thuộc ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc hàng ngàn năm nay những rung động sâu xa.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích - GV nêu, GV đọc mẫu HS đọc lại ? So sánh phần phiên âm và phần phiên dịch thơ? => Người ta nhầm tưởng đó là 2 câu chỉ thuần tuý tả cảnh. |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: - Giọng chầm chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3 - So sánh phần phiên âm và phần phiên dịch thơ: + Trong câu 1,2 phần phiên âm: có 1 động từ nghi (ngờ) + Trong bản dịch thơ: thêm 2 động từ: rọi, phủ. => Làm cho ý vị trữ tình trở nên mờ nhạt. |
- HD hs giải nghĩa từ theo chú thích. |
2. Giải thích từ khó: - Lưu ý: “Tứ” => “ý tứ”, cảm nghĩ khác “tư”: riêng, buồn, trầm |
HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản: - GV cho HS đọc lại một lượt phần dịch cụ thể chữ Hán. ? Văn bản được viết theo kiểu vb và thể loại nào? ? Văn bản được viết theo (phương thức) thể thơ nào? ? Em hiểu những gì về thể thơ này? - GV có thể chỉ cho HS: Chữ 2 - chữ 4 C2: thị (T) - thượng (T) đầu (B) - minh (B) - C3, C4: Đầu - đầu: trùng thanh, trùng chữ |
II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm - Thể thơ: Ngũ ngôn cổ thể: + 4 câu , mỗi câu có 5 chữ. + Không bị ràng buộc bởi những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật, đối |
? Bố cục bài thơ được triển khai như thế nào? |
2. Bố cục: - Hai câu đầu - Hai câu cuối. |
1 HS đọc 2 câu thơ đầu ? Câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh không? vì sao em biết điều đó? ? Nếu thay chữ “sàng”, “giường” bằng chữ “án” và đình, (bàn) hoặc chữ “đình” (sân) thì ý nghĩa của câu thơ có thay đổi không? Vì sao? - HS thảo luận trả lời. - GV chốt: nếu thay bằng chữ “án”, “trác” (bàn) và “đình” (sân) thì ý nghĩa câu thơ sẽ khác ngay vì người đọc có thể nghĩ là tác giả đang ngồi đọc sách và đang ngồi thưởng thức trăng ở ngoài sân=> đang thức => không có cái gì tình đang tiềm ẩn ở trong đó: nỗi nhớ không ngủ được. - GV so sánh, “Minh nguyệt bất an li hận khổ/ Tà quang đáo hiểu xuyên chu hộ. (Trăng sáng chẳng am hiểu nổi khổ hận của cảnh biệt li, vẫn cứ chênh chếch chiếu mãi vào phòng cho đến sáng) (án Thù – nhà Tống) => Trằn trọc không ngủ được => thấy trăng. |
3. Phân tích: a. Hai câu thơ đầu: - Tả cảnh, tả tình. “Sàng tiền minh nguỵêt quang Nghi thị địa thượng sương” |
? Em có nhận xét gí về chữ “nghi” và chữ “sương”?(Cách xuất hiện?) - GV bổ sung thêm: cách LB mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương (TQ) đã cảm nhận: “Dạ nguyệt tự thu sương” (trăng đêm giống như sương thu) => phép so sánh miêu tả. |
- Trong tâm trạng mơ màng, trằn trọc của chủ thể, chữ “nghi” (ngỡ là), chữ “sương” đã xuất hiện một cách hợp lí và tự nhiên. (Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương là một điều có thật). => Nó thể hiện 1 khoảnh khắc suy nghĩ của con người chứ không phải chỉ là sự miêu tả cảnh đơn thuần. |
? Em có nhận xét gì về 2 câu thơ đầu? - Chú ý bản dịch thơ sử dụng 2 ĐT: “rọi phủ” => bài thơ thiên về tả cảnh. |
=> Hai câu đầu ta thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình: ánh trăng đẹp đẽ vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể. |
- HS đọc diễn cảm 2 câu cuối - GV nói qua về vị trí C3 tiếp ý 2 câu đầu chuẩn bị cho câu cuối ? Ở 2 câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ? Đối như thế nào? |
b. Hai câu cuối: - Tả cảnh, tả người và tả tình - Chỉ có 3 chữ tả tình trực tiếp: Từ cố hương (nhớ quê cũ) - Còn lại là tả cảnh, tả người - Nghệ thuật sử dụng biện pháp đối: “Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương” ĐT DT ĐT TT DT - Đối: + Số lượng chữ bằng nhau + Từ loại như nhau - Cấu trúc ngữ pháp - “đầu” – “đầu” => đối : => thanh, => chữ ( trong thơ Đường luật không thể làm như thế.) |
? Tác dụng của phép đối? ? Chỉ ra trong cả bài thơ tác giả đã sử dụng mấy động từ? Tác dụng của việc sử dụng đó? - GV bình thêm “ngẩng đầu” “cúi đầu” chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê => tình cảm đó thường trực và sâu nặng. ? Hình ảnh một con người lặng lẽ “cúi đầu nhớ cố hương” gợi cho em cảm nghĩ gì về - Cuộc đời nhà thơ LBạch? - Tình cảm quê hương của con người? => Cảm thương cuộc đời phiêu bạt, thiếuquê hương của nhà thơ. => Sự bền chặt mãi mãi của tình cảm quê hương trong tâm hồn con người. |
- Tác dụng: chỉ rõ hai hoạt động của chủ thể: + “Cử đầu”-> ngẩng đầu: là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng và kiển tra điều đặt ra ở câu 2 . + “Cúi đầu”: là hoạt động hướng nội trĩu nặng tâm tư (nhớ cố hương) * Sử dụng nhiều động từ: (5 động từ), lược bỏ tất cả các chủ ngữ: - Các động từ: nghị (thị sương) => cử (đầu) => vọng (minh nguyệt) => đê (đầu) => tư (cố hương). Tác dụng: Thể hiện tính liền mạch của cảm xúc trong bài thơ. => ánh mắt của LB chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời. => Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường => thấy cả vầng trăng. => Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi như mình lập tức lại “cúi đầu” không phải để nhìn một lần nữa sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương. |
? Nhận xét của em về 2 câu thơ cuối? |
=> Hai câu thơ cuối tình người và tình quê đã được khái quát hoá, cụ thể hoá và sâu sắc trong hành động. |
?Từ quá trình phân tích trên, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ? ? Vì sao trăng gợi nhà thơ nhớ quê? Thuở nhỏ, LBạch thường lên núi Nga Mi quê nhà để ngắm trăng. Lớn lên đi xa mãi, cứ nhìn trăng là ông lại nhớ đến quê. ? Dùng trăng để tỏ nỗi nhớ quê, nhà thơ đã thể hiện đề tài quen thuộc nào của thơ cổ? Vọng nguyệt hoài hương. |
=> Mối quan hệ giữa cảnh và tình là mối quan hệ từ tự nhiên, gắn bó. ở đây “tình” vừa là nhân vừa là quả: + Nhớ quê thao thức không ngủ được -> nhìn trăng + Nhìn trăng -> lại nhớ quê. |
? Vầng trăng sáng khơi gợi nỗi nhớ quê của nhà thơ. Nhưng vầng trăng sáng còn soi tỏ tấm lòng quê của nhà thơ. Đó là một tấm lòng quê ntn? |
=> Tấm lòng quê mãi mãi như vầng trăng sáng. Lí Bạch mượn vầng trăng sáng để tỏ tấm lòng trong sáng của mình với quê hương. |
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? |
4. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK |
HĐ3 . HD luyện tập - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập. - So sánh phần phiên âm và dịch thơ? - HS thảo luận nhóm, trả lời. |
III. Luyện tập - Ưu điểm: Hai câu thơ dịch nêu tương đối đủ ý, tình cảm của bài thơ. - Khác: + LB không dùng phép so sánh mà “sương”, chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của bài thơ. + Bài thơ ẩn chủ ngữ chứ không nói rõ là LB. + Có 5 động từ dịch: có 3 động từ |
4. Củng cố, luyện tập
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ: cả phần âm và phần dịch thơ?
- Ôn nội dung, làm bài tập trong sách bài tập NV trong bài này
- Sưu tầm các bài thơ sáng tác theo chủ đề “vầng trăng”
- Soạn bài: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Giáo án: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Giáo án: Từ trái nghĩa
- Giáo án: Luyện nói : văn biểu cảm về sự vật, con người
- Giáo án: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Giáo án: Từ đồng âm
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)