Giáo án bài Bánh trôi nước

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức

- HS cảm nhận và hiểu được:

- Trong văn bản “ Bánh trôi nước” :

- Vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Lên án tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

- Trong văn bản: “Sau phút chia li”

- Cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay.

- Giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

- Bước đầu hiểu được thể thơ song thất lục bát.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu, cảm nhận, phân tích thơ trung đại.

3. Thái độ

- Cảm thông với nổi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Tinh thần yêu chuộng hoà bình.

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, SGK, SGV, sách tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc bài, xem trước bài.

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Đọc thuộc lòng văn bản:Côn Sơn ca

Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Nêu giá trị nội dung nghệ thuật

3. Bài mới

Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào thơ ca từ xa xưa... Một nhà thơ nữ nổi tiếng của dân tộc- đó là bà Chúa thơ Nôm).

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm của văn bản Sau phút chia li

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu văn bản" Bánh trôi nước"

- GV yêu cầu học sinh đọc

- GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại. HS nhận xét, GV nhận xét

H: Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả Hồ Xuân Hương?

- GV nói qua về tiểu sử Hồ Xuân Hương.

- HS đọc chú thích SGK

A.Văn bản: Bánh trôi nước

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

2. Tìm hiểu chú thích:

a.Tác giả:

- Hồ Xuân Hương (lai lịch chưa thật rõ)

- Từng sống ở phường Khán Xuân - Hồ Tây - HN

- Được mệnh danh: Bà Chúa Thơ Nôm

- Thơ bà có giọng điệu táo bạo, sắc sảo và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

b. Từ khó: SGK

H: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? Thể thơ?

H:Theo em nội dung đó được triển khai theo bố cục nào?

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Kiểu văn bản: Biểu cảm

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

2 câu đầu , 2 câu cuối.

hoặc theo từng lớpnghĩa

? Em biết gì về bánh trôi nước?

H:Hình ảnh bánh trôi nước gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong xã hội xưa?

3. Phân tích.

- Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

+ Nghĩa 1: nghĩa đen: nói về bánh trôi nước

+ Nghĩa 2: nghĩa bóng: thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.

H: Bài thơ miêu tả về chiếc bánh trôi ntn?

* Hình ảnh cái bánh trôi: hình thức và cách làm bánh:

- Bánh có màu trắng của bột hình tròn.

- Cách nặn bánh (rắn, nát)

- Cách luộc bánh (bảy nổi ba chìm)

- Nhân bánh (màu đỏ)

? Chi tiết được chọn ntn?Cách miêu tả và giới thiệu có theo trình tự nào không? T/dụng?

=> Chi tiết chọn lọc, hình ảnh cái bánh trôi hiện lên khá cụ thể như ở ngoài đời.

=> Nhưng trình tự không hợp lí: tả bánh => luộc bánh => nặn bánh => nhân bánh: Không chỉ đơn thuần là cung cấp những thông tin về cái bánh trôi mà còn gợi lên sự liên tưởng về phẩm chất, thân phận

? Đọc bài em gặp mô típ quen thuộc nào trong ca dao? T/dụng của sự có mặt mô típ này ntn?

? ở lớp nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước đã bộc lộ được điều gì và bộc lộ như thế nào?

* Hình ảnh người phụ nữ:người phụ nữ.- Mô típ: “Thân em”:

-> Chuyển hướng ý nghĩ, người đọc cảm nhận một cách tự nhiên.

-> Nối tiếp mạch than thở cho cuộc đời, số phận người phụ nữ trong cuộc đời – số phận Hồ Xuân Hương.

- Phẩm chất, thân phận người phụ nữ.

+ Hình thức: Vừa trắng lại vừa tròn: Điệp từ vừa -> Xinh đẹp, thân hình đầy đặn, trắng trẻo, căng tràn nhựa sống. -> Tự giới thiệu nhan sắc một cách mạnh bạo, tự tin, đầy tự hào, kiêu hãnh.

+ Thân phận: Bảy nổi ba chìm: (thành ngữ được đảo ngược): Chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời, bị xã hội định đoạt số phận.

? T/dụng của việc s/d thành ngữ và đảo thành ngữ?

? Nghệ thuật tiêu biểu của câu 1 và câu 2 là gì? T/d?

- Thành ngữ đảo ngược và kết thúc ở từ “chìm” -> Làm cho thân phận người phụ nữ thêm cùng cực và xót xa hơn.

- Đối lập câu 1 và câu 2: vẻ đẹp >< nỗi khổ -> cho thấy sự bất công trong xã hội đối với người phụ nữ.

? Em hiểu ntn về cụm từ tay kẻ nặn ở câu 3?

* Câu 3:

- Tay kẻ nặn: chế độ nam quyền, xã hội PK.

-> Phản ánh thân phận của người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời mình, may rủi phụ thuộc vào người khác, do người .

khác quyết định.

? Từ mặc dầu đứng giữa câu văn có ý nghĩa gì?

- “Mặc dầu”(giữa câu) như sự gắng gượng vươn lên để khẳng định mình.

? Nhận xét về giọng điệu ở câu 3, 4? T/d biểu cảm của nó ntn?

? Trong 2 lớp nghĩa trên lớp nghĩa nào là chính?

? Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật như thế nào?

- HS trả lời; HS nhận xét, GV nhận xét

HS đọc mục ghi nhớ SGK

- Giọng điệu: thách thức như sự bất chấp, sẵn sàng chờ đợi điều không may xảy ra.

* Câu 4: Giọng quả quyết, tự tin khẳng định phẩm chất trong trắng, dù ở hoàn cảnh nào, dù gặp cảnh ngộ gì người phụ nữ vẫn vượt lên hoàn cảnh, vẫn giữ được lòng sắc son, chung thuỷ, tình nghĩa.

=> Nghĩa bóng là chính. Nghĩa đen chỉ là phương tiện truyền tải, biểu đạt nghĩa bóng của bài thơ có giá trị tư tưởng lớn

4. Tổng kết:

*Ghi nhớ SGK - T 95

4. Củng cố, luyện tập

- Cảm nghĩ của em sau khi học xong 2 văn bản thơ?

- Đọc một số bài thơ khác của Hồ Xuân Hương?

5. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng hai văn bản, ghi nhớ, phân tích nội dung?

- Tìm ra điểm tương đồng về nội dung của hai văn bản

- Chuẩn bị bài: Quan hệ từ.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học