Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 16: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể được tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Kể được tên một số bãi biển, cảng biển của vùng Duyên hải miền Trung.

- Nếu được một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung (làm muỗi, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển,...).

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc kể tên một số bãi biển, cảng biển; nêu một số hoạt động kinh tế ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc quan sát hình ảnh, đọc bảng thông tin về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng.

- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất: Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc.

- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.

- Hình ảnh, video về một số dân tộc và một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung

- Phiếu học tập.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS đọc thông tin khởi động và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết hoạt động kinh tế biển nào được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ.

Làng tôi ở vốn nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

(Tế Hanh, Quê hương, in trong Hoa Niên, NXB Hội nhà văn, 1992)

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: Hoạt động được nhắc đến là hoạt động chài lưới.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 16 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: Mô tả được đặc điểm dân cư vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và quan sát các hình từ 1 đến 5, làm việc cá nhânvà trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Kể tên các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung.

+ Kể tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung.

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 16: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 16: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 16: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV có thể hướng dẫn HS khai thác các hình từ 3 đến 5 và đặt các câu hỏi gợi mở:

+ Hình ảnh thể hiện những nội dung gì?

+ Những vật dụng nào xuất hiện trên hình?

- GV mời đại diện các cặp HS lên trình bày trước lớp. Các cặpHS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm việc cá nhân.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lên trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học