Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí và một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...) của vùng Duyên hải miền Trung.

- Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.

- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm thiên nhiên của vùng Duyên hải miền Trung.

- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc nêu tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất trong vùng.

- Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc đưa ra một - số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng.

- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm với môi trường sống thông qua việc có ý thức bảo vệ môi trường, không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.

- Nhân ái, biết cảm thông và chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, người dân bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.

- Lược đồ địa hình vùng Duyên hải miền Trung.

- Tranh ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về vùng Duyên hải miền Trung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 1 phần khởi động SGK tr.65.

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 15: Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung

- GV chia sẻ một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn:

+ Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

+ Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. (Một đoạn lời bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây).

- GV gọi lần lượt HS chia sẻ những câu thơ và câu hát mà HS biết về dãy Trường Sơn, với quy tắc người sau không được trùng đáp án với người trước.

- GV cho HS nghe bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây.

https://www.youtube.com/watch?v=lY6w0Z8Hm9c

- GV tổng kết lại và dẫn dắt HS vào nội dung bài học về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung: Bài 15 – Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chia sẻ.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học