Giáo án Lịch Sử 8 Bài 30 Tiết 2: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1918

- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Nêu gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Quan sát, nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử.

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay.

Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh

Tranh ảnh, máy chiếu…

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan:

+ Chân dung của Nguyễn Ái Quốc.

+ Tài liệu nói về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Phiếu học tập.

- Tư liệu có liên quan

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

GV nêu câu hỏi:

* Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Namlà gì?

* Dự kiến sản phẩm: HS sẽ trả lời

- Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ.

- Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước.

- Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.

- Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân.

- Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản. * GV nhận xét và ghi điểm.

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

* Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là Chiến tranh Thế giới I bùng nổ, Pháp tham gia chiến tranh và tăng cường bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương.

- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút

* Phương thức: GV cho HS quan sát chân dung các nhà yêu nước tiền bối trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, trả lời câu hỏi nhanh

- Nguyễn Ái Quốc.

* Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án

- Nguyễn Ái Quốc với hành trình cứu nước...

→ GV vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm và trình bày được nét chính về chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đặc biệt, những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...

- Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu...

- Thời gian: 20 phút

* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Phần 1.

* GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận

(tất cả các nhóm đều thảo luận chung )

- Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất ? Vì sao có sự thay đổi đó?

* HS tập trung thảo luận và trình bày sản phẩm.

* HS nhận xét, bổ sung.

* GV nhận xét, kết luận.

+ TDP vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh đế quốc

+ Những thay đổi về KT và XH, làm cho mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với TDP ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là sự nổi dậy của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:

+ Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.

+ Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.

→ Mâu thuẫn dân tộc thêm sâu sắc.

Phần 2:

Tìm hiểu nội dung để tham khảo

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917)

(không dạy)

Phần 3: Tìm hiểu nội dung mục 3.

- Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành ?

- Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?

+ Đất nước bị rơ vào tay Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại, Cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối.

- Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?

- GV giới thiệu H107: Tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin con tàu đưa Người sang Pháp tìm đường cứu nước.

- Kết quả những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài?

* HS thảo luận nhóm: Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

* GV kết luận: Nguyễn Tất thành là vị cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của Người đã mở ra một chân trời mới cho CMVN.

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:

a. Tiểu sử:

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.

b. Hoàn cảnh:

- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại.

- CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối

c. Hoạt động:

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ.

- Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

- Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam.

3.3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Câu hỏi:

Câu 1: Việc làm nào sau đây của thực dân Pháp không thực hiện trong chính sách cai trị ở Đông Dương?

A. Bắt lính để cung cấp cho chiến tranh.

B. Miễn giảm sưu thuế.

C. Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.

D. Chính sách văn hoá lừa bịp

Câu 2: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh

A. Nước ta hoàn toàn độc lập.

B. Nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.

C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại.

D. Cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

* Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

* Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận

Đánh giá những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này?

* Dự kiến sản phẩm: Hoạt động này tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.

4. Dặn dò:

- Học bài thật kỹ, chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học