Giáo án Lịch Sử 8 Bài 29 Tiết 2: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc

Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX

Sử dụng bản đồ

- Năng lực chung: năng lực tự học,phát triển và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác….

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn : sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn..

Trực quan, phát vấn, phân tích , kể chuyện , mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề….

- Máy tính tranh ảnh , lược đồ

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

- Tài liệu văn học, sử học liên quan

- Giáo án,

- Máy móc, phương tiện có liên quan

- Chuẩn bị bài mới

- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài mới

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX

- Ảnh hưởng của chính sách đó đến kinh tế, văn hoá của nước ta như thế nào?

3. Bài mới

1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.

2. Phương thức: GV cho học sinh xem các hình ảnh 99,100,101 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

Chính sách khai thác, bóc lột của TDP làm cho xã hội VN có những biến đổi như thế nào?

Cuối thế kỷ XI X các đô thị VN phát triển ra sao?

HS quan sát trả lời

3. Dự kiến sản phẩm:

Học sinh quan sát hình ảnh trao đổi thảo luận với nhau để trả lời

GV nhận xét và vào bài mới. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu qua bài 29 tiết 2

3.1. Hoạt động khởi động

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1:

Mục 1.Các vùng nông thôn.

Mục tiêu: HS nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã hội VN thay đổi

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau

Nhóm 1,2

- Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao?

Nhóm 3,4

- Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?

Bước 2. Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các nhóm theo dõi

Bước 3. HS báo cáo thảo luận

Bước 4. HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn

HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi.

Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS

GV chuyển ý

II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:

1. Các vùng nông thôn:

- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.

- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: HS nắm được Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

Phương thức: Hoạt động nhóm

Bước 1:Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu

- Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..

Nhóm 3,4 : Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?

- Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?

Bước 2. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đến các nhóm theo dõi

Bước 3. HS báo cáo thảo luận

Bước 4. HS nhận xét kết quả của bạn

GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS

GV giới thiệu chuyển ý

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.

- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:

+ Tư sản

+ Tiểu tư sản thành thị.

+ Công nhân.

Hoạt động 3:

Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

Phương thức: Hoạt động nhóm

Bước 1. Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau

Nhóm 1,2:Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19?

Nhóm 3,4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó Nhóm 5,6 Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?

Nhóm 7,8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?

Bước 2. HS đọc SGK thực hiện yêu cầu

GV đến các nhóm theo dõi

Bước 3. HS báo cáo thảo luận

Bước 4.HS nhận xét, đánh giá kết quả của bạn

GV bổ sung phần nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Chính xá hóa kiến thức đã hình thành cho HS.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

- Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.

- Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.

* Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

3.3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố , hệ thống hóa hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

- Các vùng nông thôn

Đô thị phát triển, sự xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới

Xu hướng mới trong cuộc vận đông giải phóng dân tộc

2. Phương thức: GV đặt lại một số câu hỏi để HS nắm vững bài học

- Giai cấp địa chủ và nông dân thay đổi như thế nào?

- Cuối thế kỷ XI X đô thị VN phát triển như thế nào?

- Sự phát triển của đô thị,các giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện?

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

1. Mục tiêu: HS nhận biết, đánh giá , rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố mở rộng, liên hệ)

- Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn?

Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?

b.Gv giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ,nắm kiến thức bài vừa học

+ Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh cho bài học sau

+ GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét,tuyên dương, khen ngợi..

3. Dự kiến sản phẩm:

- Chân dung Phan Bội Châu, vua Duy Tân, Trịnh Văn Cấn

Qua việc chuẩn bị bài mới , HS có một số kiến thức nhất định về bài mới

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học